Tân ngữ trong tiếng Anh (Object): Khái niệm, phân loại, các hình thức tân ngữ

Tân ngữ là một trong những phần quan trọng giúp nội dung của câu văn trở nên chau chuốt và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, còn rất nhiều người học chưa nắm vững cách sử dụng object trong câu. Đừng lo, bài viết dưới đây UNI Academy sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách phân biệt và sắp xếp trật tự của Object trong câu.

Cùng theo dõi nhé!

Tân ngữ là gì?

Tân ngữ (Object) là những từ/cụm từ theo sau động từ chỉ hành động để nói đến đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ. Mục đích của Object là để làm rõ ý nghĩa của động từ trong câu, giúp nội dung được truyền đạt cụ thể và chính xác nhất hơn. 

Trong một câu, thông thường, Object sẽ đứng cuối hoặc giữa câu, trả lời cho câu hỏi “what?” hoặc “whom?”

Ví dụ:

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
  • I read book → book ở đây là tân ngữ
  • They are watching a movie. → a movie ở đây là tân ngữ

Xem thêm:

Tại sao tân ngữ lại quan trọng?

Trong câu, Object đóng vai trò quan trọng vì nó được dùng để bổ nghĩa cho động từ. Bên cạnh những động từ không cần Object như run, sleep, cry, wait, die, fall,… thì vẫn còn rất nhiều động từ cần các object hỗ trợ.

Tân ngữ là gì?
Object là gì?

Một số động từ cần Object bổ nghĩa là: Eat (sth.), break (sth.), cut (sth.), make (sth.), send (s.o) (sth.), give (s.o) (sth.)…

Trật tự của Object

Trong tiếng Anh, object có thể đứng ở các vị trí sau:

Vị trí của tân ngữ
Vị trí của Object

Đứng trước động từ

  • She ate an apple. (Object là “an apple” – một quả táo)
  • They watched a movie last night. (Object là “a movie” – một bộ phim)

Đứng trước giới từ

  • She is going to the store. (Objectlà “the store” – cửa hàng)
  • They went on a trip to Paris. (Object là “Paris” – thành phố Paris)

Đứng cuối câu

  • I ate an apple for breakfast.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào dạng câu, cấu trúc câu và loại Object trực tiếp hay gián tiếp sẽ có vị trí đứng khác nhau.

Khi Object trực tiếp và Object gián tiếp cùng được nói đến trong câu thì thứ tự của chúng được sắp xếp như sau:

Tân ngữ gián tiếp đứng sau làm tân ngữ trực tiếp thì phải có giới từ “to” hoặc “for”:

  • He gave the book to me. (Objecttrực tiếp: the book; Object gián tiếp: me; Có giới từ: to)
  • She told a story to her friends. (Object trực tiếp: a story; Object gián tiếp: her friends; Có giới từ: to)

Tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp (ngay sau động từ) thì không dùng giới từ.

  • She told her parents the news. (Indirect Object: her parents; Object trực tiếp: the news; Không có giới từ).
  • They sent us a postcard. (Indirect Object: us; Direct Object: a postcard; Không có giới từ).

Object đứng sau ngoại động từ để diễn tả hành động (Transitive – Action Verb)

  • She bought a new car. (Object: a new car)
  • He ate an apple. (Object: an apple)

Phân loại Object

Có 3 Object phổ biến như sau:

Phân loại tân ngữ
Phân loại Object

Tân ngữ trực tiếp (direct object)

Đây thường là những Object dùng để chỉ người/vật nhận tác động đầu tiên của hành động. Tân ngữ trực tiếp thường trả lời câu hỏi “What?” hoặc “Whom?”

Ví dụ:

  • He kicked the ball. (Tân ngữ trực tiếp: the ball)
  • They ate pizza. (Tân ngữ trực tiếp: pizza)

Tân ngữ gián tiếp (indirect object)

Đây là Object dùng để chỉ người/vật mà hành động xảy ra đối với (hoặc dành cho) người/vật đó. Tân ngữ gián tiếp thường trả lời câu hỏi “To/For whom?” hoặc “To/For what?”

Ví dụ:

  • He wrote a letter to his friend. (Indirect Object: his friend; Direct Object: a letter)
  • They bought a gift for their mom. (Indirect Object: their mom; Direct Object: a 

Tân ngữ của giới từ

Đây là những những từ/ cụm từ đứng sau một giới từ trong câu. Nó có thể là một danh từ hoặc đại từ.

Ví dụ:

  • She looked up the word. (Object động từ phrasal verb: the word)
  • He turned off the TV. (Objectđộng từ phrasal verb: the TV)

Hình thức của tân ngữ trong câu

7 Hình thức của tân ngữ trong câu
7 Hình thức của Object trong câu

Danh từ/ cụm danh từ

Object trong tiếng Anh có thể là danh từ và đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp. Bên cạnh đó, một số danh từ tập hợp cũng có thể đóng vai trò như một Object trong tiếng Anh.

Ví dụ:

  • I bought a book. (Object: a book)
  • They watched some movies. (Object: some movies)

Đại từ nhân xưng

Các đại từ nhân xưng sẽ đóng vai trò là Object trong tiếng Anh, để thay thế cho danh từ. Đôi khi những từ này còn có thể là bổ ngữ và không được là chủ ngữ. Ví dụ:

  • She gave me a present. (Indirect Object: me)
  • He saw her in the park. (Direct Object: her)

Một số đại từ nhân xưng

  • I → Me: Tôi
  • You → You: Bạn
  • He → Him: Anh ấy
  • She →Her: Cô ấy
  • We → Us: Chúng ta
  • They → Them: Họ
  • It → It: Nó

Tính từ

Khi tính từ được sử dụng như danh từ tập hợp thì chúng sẽ đóng vai trò là Object trong câu.

Ví dụ:

  • I saw the poor on the streets. (Tôi thấy những người nghèo trên đường.) (Poor đóng vai trò là danh từ tập hợp để chỉ những người nghèo)
  • The rich in this country are getting richer. (Những người giàu trong đất nước này đang ngày càng giàu hơn.) (Rich đóng vai trò là danh từ tập hợp để chỉ những người giàu)

Danh động từ/ động từ nguyên thể

Object trong câu có thể đóng vai trò là một danh động từ (những từ có nguồn gốc từ động từ và có cấu trúc V-ing). Một số danh động từ như sau:

  • Admit
  • Enjoy
  • Suggest
  • Appreciate
  • Finish
  • Consider
  • Avoid
  • Miss
  • Mind
  • Can’t help
  • Postpone
  • Recall
  • Delay
  • Practice
  • Risk
  • Deny
  • Quit
  • Repeat
  • Resist
  • Resume
  • Resent

Ví dụ:

  • Young people like going to vibrant places. (Những người trẻ tuổi thích đến những nơi sôi động).
  • My brother enjoys reading books when he has free time. (Quang Anh thích đọc sách khi rảnh rỗi).

Ngoài ra, Object còn có thể đóng vai trò là một động từ nguyên thể. Các từ này đứng sau những động từ có dạng V + to V như sau:

  • Agree
  • Desire
  • Hope
  • Plan
  • Strive
  • Attempt
  • Expect
  • Intend
  • Prepare
  • End
  • Claim
  • Fail
  • Learn
  • Pretend
  • Want
  • Decide
  • Forget
  • Need
  • Refuse wish
  • Demand
  • Hesitate
  • Offer
  • Seem

Ví dụ:

  • She wants to buy a car. (Tân ngữ gián tiếp: to buy a car)
  • He asked me to help him. (Tân ngữ gián tiếp: to help him)

Bên cạnh đó, trong tiếng Anh còn có một số động từ mà theo sau những nó là động từ nguyên mẫu/ động từ V-ing với ý nghĩa không thay đổi:

  • Begin
  • Continue
  • Hate
  • Love
  • Start
  • Can’t stand
  • Dread
  • Like
  • Prefer
  • Try

Ví dụ: I begin cleaning the garden after 9:00 am (Tôi bắt đầu dọn dẹp khu vườn sau 9:00 sáng).

Xem thêm:

Cụm từ hoặc mệnh đề

Tân ngữ trong tiếng Anh còn có thể là một cụm từ hay một mệnh đề nào đó. 

Ví dụ: 

  • I gave him the book on the table. (Tôi đã cho anh ấy quyển sách trên bàn.)
  • I think that he is the best candidate for the job. (Tôi nghĩ rằng anh ta là ứng viên tốt nhất cho công việc.)

Danh từ đặc biệt (Special Noun)

Một số danh từ đặc biệt như “something”, “anything”, “nothing”, “everything”, “someone”, “anyone”, “noone”, “everyone” cũng có thể là hình thức tân ngữ.

Ví dụ:

  • She wants something to eat. (Tân ngữ: something)
  • He doesn’t have anyone to talk to. (Tân ngữ gián tiếp: anyone)

Động từ phrasal verb (Phrasal Verb)

Cụm động từ phrasal verb là một danh từ hoặc đại từ đứng sau một động từ phrasal verb.

Ví dụ:

  • He turned off the lights. (Tân ngữ động từ phrasal verb: the lights)
  • They put on their jackets. (Tân ngữ động từ phrasal verb: their jackets)

Xem thêm:

Cách nhận biết tân ngữ

Vì tân ngữ trong tiếng Anh dùng để nói đến các sự vật, sự việc chịu tác động của hành động trong câu nên tân ngữ sẽ thường đứng ngay sau động từ hoặc giới từ đi kèm với động từ đó.

Ví dụ:

  • I eat fish for dinner. (Tôi ăn món cá vào bữa tối.)
  • My mom bought me a new shirt yesterday. (Hôm qua mẹ mua cho tôi 1 cái áo mới.)
  • I play the ukulele very well. (Tôi chơi đàn ukulele rất giỏi.)

Để xác định tân ngữ, ngoài việc xem xét các từ đứng sau động từ,bạn cũng có thể đặt câu hỏi liên quan đến hành động xảy ra trong câu. Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận biết đúng và đủ lượng tân ngữ có trong câu. 

Quay lại ví dụ trên, bạn có thể đặt các câu hỏi:

  • “Eat”: tôi ăn cái gì? tôi ăn vào lúc nào?
  • “Bought”: mẹ mua cái gì? mẹ mua cho ai?
  • “Play”: tôi chơi cái gì?

Dùng tân ngữ trong câu bị động (Passive voice)

Tân ngữ là một phần rất quan trọng trong việc thành lập câu bị động. Vì đối với dạng câu này, tân ngữ sẽ đóng vai trò là chủ ngữ của câu.

Một câu bị động sẽ hình thành qua các bước sau:

  • Bước 1: Xác định tân ngữ muốn chuyển 
  • Bước 2: Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ
  • Bước 3: Động từ chuyển từ thể chủ động sang bị động
  • Bước 4: Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối, thêm by đăng trước. 

Ví dụ: People protect the environment. – Mọi người bảo vệ môi trường.

  • Tân ngữ: the environment (dạng danh từ, đứng sau động từ)
  • Chuyển tân ngữ lên đầu thành chủ ngữ: The environment… .
  • Động từ chuyển từ chủ động thành bị động: The environment is protected…
  • Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối câu và thêm by: The environment is protected by people. 

Một số lưu ý khi sử dụng tân ngữ

Khi sử dụng tân ngữ, bạn cần chú ý những điểm sau:

Các động từ, tính từ hoặc trạng từ không thể đứng ở vị trí của tân ngữ.

Ví dụ: The firm guarantees delivery within 2 working weeks. → The firm guaranteed delivery within 2 working weeks. (Vì deliver là động từ nên không thể thay thế tân ngữ. Do đó, phải sử dụng delivery để làm tân ngữ

Một số động từ cần phải có 2 tân ngữ đi kèm. Tân ngữ thứ nhất là tân ngữ trực tiếp, tân ngữ thứ hai là tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ: She gave him a present. (Tân ngữ trực tiếp: a present, tân ngữ gián tiếp: him)

Bài tập tân ngữ trong tiếng Anh

Bài tập 1: Điền đại từ phù hợp

  1. ……….is dancing. (John)
  2. ……….is black. (the car)
  3. ………. are on the table. (the books)
  4. ………. is eating. (the cat)
  5. ………. are cooking a meal. (my sister and I)
  6. ………. are in the garage. (the motorbikes)
  7. ………. is riding his motorbike. (Nick)
  8. ………. is from England. (Jessica)
  9. ………. has a sister. (Diana)
  10. Have………. got a bike, Marry?

Bài tập 2: Chuyển các câu sau thành dạng câu bị động có sử dụng tân ngữ

  1. The dentist checked my tooth carefully.
  2. Who did they give the 1st prize to?
  3. The Math teacher sent him out of the classroom.
  4. Somebody stole Janet’s car last week.
  5. Has anyone collected the trash yet?
  6. You must wash colored clothes separately.
  7. People plant a lot of trees every year.
  8. Langmaster will teach you English for free.
  9. They are building a new library at the moment. 
  10. You must repair this washing machine.

Đáp án

Đáp án bài tập 1

  1. He is dancing. – Anh ấy đang nhảy.
  2. It is black. – Nó (là) màu đen. The car là một vật.
  3. They are on the table. – Chúng đang ở trên bàn.
  4. It is eating. – Nó đang ăn.
  5. We are cooking a meal. – Chúng tôi đang nấu một bữa ăn.
  6. They are in the garage. – Chúng đang ở trong gara.
  7. He is riding his motorbike. – Anh ấy đang lái chiếc xe máy của anh ấy.
  8. She is from England. – Cô ấy đến từ nước Anh.
  9. She has a sister. – Cô ấy có một người chị/em gái.
  10. Have you got a bike, Marry? – Bạn có chiếc xe đạp nào không, Marry?

Đáp án bài tập 2

  1. My tooth was checked carefully by the dentist.
  2. Who was the 1st prize given to?
  3. He was sent out of the classroom by the math teacher.
  4. Janet’s car was stolen last week.
  5. Was the trash collected yet?
  6. Colored clothes must be washed separately.
  7. A lot of trees are planted every year.
  8. You’ll be taught English for free by Langmaster.
  9. A new library is being built at the moment.
  10. This washing machine must be repaired.

Xem thêm bài viết hữu ích:

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết được tân ngữ là gì và cách sử dụng tân ngữ sao cho hiệu quả. UNI Academy hy vọng sau bài viết này, bạn có thể vận dụng tân ngữ vào các câu của mình để chúng trở nên hấp dẫn hơn nhé!

Bình luận