Hướng dẫn viết CV tiếng Anh ấn tượng với nhà tuyển dụng

Cơ hội đầu tiên để gây ấn tượng cho các nhà tuyển dụng đó chính là CV của bạn. Vì vậy, việc trau dồi cách viết CV tiếng Anh là điều vô cùng cần thiết, nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế, xu hướng làm việc tại các công ty nước ngoài ngày càng phổ biến như hiện nay. Hôm nay Unia.vn sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết CV ấn tượng nhé!

1. CV là gì?

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae. Trong tiếng Anh, CV có nghĩa là bản sơ yếu lý lịch.

Thực tế thì CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên dự định ứng tuyển… chứ CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

CV là gì
CV là gì

Nhờ bản CV mà nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không. CV cũng là nơi mà nhà tuyển dụng biết được mục tiêu và mong muốn của ứng viên.

2. Những nội dung chính trong bản CV xin việc tiếng Anh

Khi muốn tìm việc làm tại nước ngoài hoặc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bạn cần chuẩn bị CV xin việc tiếng Anh. Thông thường một mẫu CV tiếng Anh thường có 6 mục chính sau:

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
  • Thông tin cá nhân (Personal details)
  • Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
  • Trình độ học vấn và bằng cấp (Education and Qualifications)
  • Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
  • Sở thích cá nhân và thành tựu (Interests and Achievements)
  • Kỹ năng (Skills)

Thông tin cá nhân (Personal Details)

Thông tin cá nhân là phần đầu tiên tại bản CV xin việc cho mọi ngành nghề. Thông qua phần này, nhà tuyển dụng có thể biết được những thông tin cơ bản về ứng viên. Thông thường ở mục này bạn sẽ cần phải cung cấp:

  • Họ và tên/ Full name
  • Ngày tháng năm sinh/ Date of birth
  • Địa chỉ/ Address
  • Số điện thoại/ Phone number
  • Email
Thông tin cá nhân (Personal Details)
Thông tin cá nhân (Personal Details)

Lưu ý:

  • Khi viết hồ sơ xin việc tiếng Anh bạn cần phải có ảnh đại diện (nên lựa chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, miêu tả thần thái tốt nhất của bạn).
  • Các nội dung nên trình bày rành mạch, rõ ràng.
  • Ngoài ra bạn có thể làm CV của mình thêm ấn tượng bằng cách cho một câu nói mà bạn tâm đắc.
  • Đặc biệt hơn nữa bạn nên đặt tên địa chỉ Email chuyên nghiệp và nghiêm túc như: nguyenvana@gmail.com thay vì boycute@gmail.com.

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective)

Mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc tiếng Anh được coi như là lời quảng cáo về bản thân của bạn giúp gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên không nhiều người chú trọng vào phần này, viết rập khuôn, sáo rỗng hay thậm chí là bỏ qua không đưa vào CV. Bạn nên nhớ ngay cả mẫu CV tiếng Anh đơn giản nhất cũng cần phần mục tiêu nghề nghiệp. Bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp thành các mục rõ ràng. 

Lưu ý:

  • Giới thiệu về kinh nghiệm, trình độ cá nhân.
  • Đưa ra mục tiêu ngắn hạn.
  • Đưa ra các mục tiêu dài hạn.

Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan (Education and Qualifications)

Khi đưa trình độ học vấn nên viết ngắn gọn và rõ ràng. Thực tế thì rất nhiều công ty quan tâm phần trình độ học vấn. Đây là một trong những yếu tố đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Ở phần này, hãy cung cấp thông tin về trường học, ngành học, GPA của bạn. Nếu như bạn không có GPA trung bình thì có thể lượt bỏ phần này và chỉ để lại tên trường và chuyên ngành học. Đừng quên liệt kê những chứng chỉ bạn đã đạt được. 

Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc bạn có trúng tuyển hay không chính là kinh nghiệm làm việc. Biết cách trình bày kinh nghiệm làm việc một cách thông minh và khéo léo sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng.

Bạn cần liệt kê những vị trí làm việc trước đây và những công việc từng đảm nhận. Lời khuyên là hãy liệt kê những công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển, tránh lan man và dài dòng.

Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)

Lưu ý:

  • Trong CV xin việc tiếng Anh bạn hãy tỏ ra chuyên nghiệp bằng cách sử dụng các từ như: developed, planned hoặc organized.
  • Cần liệt kê thứ tự công việc từ gần nhất trở về sau.
  • Tuy nhiên nếu nhảy việc nhiều thì bạn hãy chọn lọc những công việc nào có kỹ năng gần nhất với công việc đang ứng tuyển.
  • Bạn hãy cố gắng chèo lái những công việc liên quan tới kĩ năng mà công việc bạn đang ứng tuyển đòi hỏi numeracy (tính toán), analytical and problem solving skills (kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề); hay với công việc marketing sẽ cần persuading and negotiating skills (kỹ năng thuyết phục và đàm phán).

Sở thích cá nhân và thành tựu đạt được (Interests and Achievements)

Phần sở thích cá nhân sẽ là mục nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu kỹ hơn về ứng viên. Hãy đưa ra những sở thích “có ý nghĩa”, bạn nên tránh liệt kê những sở thích dạng: Chơi game, ngủ nướng hay cày phim. 

Lưu ý:

  • Viết đủ và ngắn gọn.
  • Gạch đầu dòng rõ ràng khi liệt kê các sở thích khác nhau.
  • Hạn chế sử dụng các sở thích thiếu tương tác giữa người với người như: watching TV, reading, stamp collecting,…
  • Đưa ra các hoạt động ngoại khóa thiết thực mà bạn đã tham gia.

Kỹ năng (Skills)

Kỹ năng là phần bạn phải liệt kê những kỹ năng bản thân đang sở hữu có ích cho công việc đang tuyển dụng.

Lưu ý:

  • Hãy liệt kê những kỹ năng mềm, kĩ năng chuyên môn và khả năng ngoại ngữ mà bạn có được.
  • Tuy nhiên có một điều bạn phải nhớ hãy trung thực với những gì bản thân mình có.

Ví dụ:

Một số kĩ năng như: Interpersonal skills, communications, planning, organizing, teamwork, training, computing…

Hoạt động xã hội (Activities)

Phần hoạt động bạn sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng thông tin về các hoạt động xã hội, cộng đồng đã tham gia. Các hoạt động này thường là hoạt động thiện nguyện, ngoại khóa nổi bật.

Thông qua phần này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người năng động và nhiệt huyết – Một trong những tiêu chí quan trọng trong tuyển dụng.

Ví dụ:

  • Organizer of Marketing Workshop for newbies.
  • Volunteer on the Child Care Project.

Thông thường phần này sẽ chỉ được đề cập một số hoạt động chung chung nhưng nếu bạn ứng tuyển cho các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) hoặc các công việc liên quan đến đoàn thể cần sự nhiệt tình thì bạn nên viết cụ thể các đầu công việc mình phụ trách.

Biết đưa vào thông tin nào là cần thiết là một trong những yếu tố tạo nên cách viết CV tiếng Anh hoàn hảo. 

Chèn ảnh

Khi viết hồ sơ xin việc tiếng Anh bạn cần phải có ảnh đại diện. Bạn nên lựa chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, miêu tả thần thái tốt nhất của bạn tuy nhiên tùy tính chất công việc, bạn không nên chọn những bức ảnh quá nghiêm túc.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các bức ảnh tươi tắn, rạng rỡ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về một người trẻ trung, thân thiện.

Xem thêm các bài viết liên quan:

3. Các bước viết CV xin việc bằng tiếng Anh

Các bước viết CV xin việc bằng tiếng Anh
Các bước viết CV xin việc bằng tiếng Anh

Bước 1: Tạo một mẫu định dạng thiết kế cho CV

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều trình tạo CV xin việc bằng tiếng Anh từ các nhà cung cấp miễn phí trên Internet. Công việc của bạn là tìm các định dạng bạn cho rằng được thiết kế chuyên nghiệp nhất sau đó xây dựng các trường thông tin mà bạn đã xây dựng trong bản Outline.

Bước 2: Đặt một hình ảnh đại diện chuyên nghiệp

Nhà tuyển dụng sẽ mất chưa đến 60 giây để đọc hết những thông tin chính của bạn trong một CV dài 2 trang. Và trong 10 giây đầu tiên họ sẽ tập trung vào điều gì? Đó là hình ảnh của bạn trên CV và thông tin cá nhân của bạn.

Do đó bạn cần đặt một hình ảnh đại diện đẹp thể hiện sự chuyên nghiệp, ấn tượng và định dạng cho tên của bạn có kích thước lớn hơn các phần còn lại trong CV.

Định dạng chuẩn sẽ như sau:

  • Tên của bạn sẽ được đặt nổi bật, kích thước lớn ngay đầu trang cạnh ảnh đại diện.
  • Địa chỉ nhà của bạn nên được liệt kê ở định dạng khối ở bên trái của tờ giấy. Đặt số điện thoại và email của bạn dưới địa chỉ nhà của bạn.

Bước 3: Viết một vài nét ngắn gọn mô tả về bạn và chuyên môn của bạn

Bạn hãy đặt phần mô tả này ngay dưới tên của bạn cạnh ảnh đại diện và để kích cỡ chữ nhỏ. Nó hiển thị chính xác bạn là ai, kỹ năng và thế mạnh của bạn có liên quan đến lĩnh vực công việc hoặc mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Khi viết bạn cần phải đảm bảo:

  • Ngắn (không quá 6 dòng);
  • Có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển;
  • Chứa một số ví dụ thực tế .

Phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu sắc hơn về cá nhân bạn. Đây là nơi bạn “bán” các kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân của mình. Mô tả này phải được viết ngắn gọn, súc tích và sử dụng những cụm từ tích cực. 

Ví dụ: 

  • Business management CV profile: I have a clear, logical mind with a practical approach to problem-solving and a drive to see things through to completion. I have more than 2 years of experience in managing and leading teams across multiple sectors. I am eager to learn, I enjoy overcoming challenges, and I have a genuine interest in Business Management and making organisations successful. Ai có tư duy logic, rõ ràng với cách tiếp cận thực tế để giải quyết vấn đề và nỗ lực hoàn thành mọi công việc. Tôi có hơn 2 năm kinh nghiệm trong việc quản lý và lãnh đạo trên nhiều lĩnh vực. Tôi ham học hỏi, tôi thích vượt qua những thách thức và tôi thực sự hứng thú với công việc Quản lý kinh doanh thúc đẩy cho sự thành công của doanh nghiệp.
  • IT CV profile: I am a highly competent IT professional with a proven track record in designing websites, networking and managing databases. I have strong technical skills as well as excellent interpersonal skills, enabling me to interact with a wide range of clients. I am eager to be challenged in order to grow and further improve my IT skills. My greatest passion is in life is using my technical know-how to benefit other people and organisations. Tôi là một chuyên gia CNTT thành thạo trong việc thiết kế trang web, mạng và quản lý cơ sở dữ liệu. Tôi có chuyên môn kỹ thuật cao cũng như các kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, cho phép tôi tương tác với nhiều khách hàng. Tôi mong muốn được thử thách để phát triển và cải thiện hơn nữa các kỹ năng CNTT của mình. Niềm đam mê lớn nhất của tôi trong cuộc sống là sử dụng chuyên môn CNTT của mình để mang lại lợi ích cho những cá nhân và các tổ chức khác nhau.

Bước 4: Tạo một trường mô tả về quá trình học tập và chuyên môn của bạn

Phần này có thể ở đầu CV hoặc bạn có thể chọn liệt kê nó sau các phần khác. Thứ tự của các phần tùy thuộc vào bạn. 

Liệt kê quá trình học tập của bạn theo thứ tự thời gian đảo ngược. Bắt đầu với trường đại học nếu bạn đang theo học và các trường học, khóa học khác bạn đã tham gia trước đây. Liệt kê tên trường đại học của bạn, ngày bạn đến đó, chuyên ngành chính, phụ và điểm trung bình chung toàn khóa của bạn.

Bước 5: Tạo kinh nghiệm làm việc của bạn

Đây là phần mà bạn nên liệt kê tất cả kinh nghiệm làm việc của bạn. Liệt kê tên của công ty, địa chỉ của công ty, số năm bạn làm việc ở đó và những gì bạn đã làm. Bắt đầu với công việc gần đây nhất của bạn. Nếu bạn có một danh sách dài các kinh nghiệm làm việc, chỉ đưa những kinh nghiệm phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.

Bước 6: Tạo các kỹ năng và thành tích của bạn

Phần này là nơi bạn liệt kê những điều bạn đã hoàn thành trong công việc trước đây và các kỹ năng bạn đã phát triển thông qua kinh nghiệm của mình. Đây cũng là phần mà bạn liệt kê bất kỳ những thành tích trong quá khứ của bạn, những giải thưởng, công nhận của một cộng đồng hoặc tổ chức dành cho bạn.

Ví dụ:

  • Being the captain of your soccer team
  • Read over 50 books in 4 languages last year
  • Blog writing – Have managed a Fashion and beauty blog for three years.

Bước 7: Tạo sở thích và sở trường của bạn

Bạn nên liệt kê bất kỳ sở thích nào mô tả bạn là một người tích cực nhất, có khả năng làm việc nhóm tốt

Bước 8: Tạo các thông tin khác

Nếu có một khoảng trống đáng chú ý trong CV của bạn hoặc có một số thông tin khác bạn muốn chia sẻ, hãy đặt nó trong phần này. 

Loại thông tin này có thể bao gồm lý do tại sao có một khoảng thời gian bạn nghỉ việc như: Muốn tập trung phát triển những kỹ năng còn thiếu, nghỉ ngơi đi du lịch, chăm sóc con cái,… Bất kỳ thông tin gì là của riêng bạn mà bạn muốn chia sẻ thêm

Bước 9: Tạo người tham khảo

Đây là những người bạn đã làm việc trong quá khứ như thầy cô (giáo sư, tiến sĩ) ở trường đại học, nhà tuyển dụng trước đây,… Đã thấy công việc của bạn và có thể hỗ trợ đáng tin cậy những lời khen ngợi mà họ dành cho bạn. Công ty bạn đang ứng tuyển có thể liên hệ với họ để tìm hiểu thêm về công việc trước đây của bạn. 

Bạn nên nói chuyện với người bạn muốn thêm vào mục người tham khảo trước khi thực sự liệt kê trong CV. Sau đó bạn viết họ tên, công việc/ chức vụ và thông tin liên lạc của họ (bao gồm số điện thoại và email của họ).

Bước 10: Kiểm tra và hoàn thiện CV của bạn

Kiểm tra chính tả và ngữ pháp

Nếu CV của bạn viết cẩu thả hoặc bị lỗi chính tả liên tục, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng xấu và là cách nhanh nhất mà CV của bạn bị loại. Kiểm tra 2 – 3 lần và chắc chắn rằng bạn đã viết đúng tên công ty, cũng như bất kỳ công ty nào bạn đã làm việc trong quá khứ.

Tối ưu câu từ của bạn trong CV xin việc bằng tiếng Anh

Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Do đó bạn phải tối ưu sao cho CV của bạn được viết ngắn gọn, câu từ rành mạch, rõ ràng về nội dung và ý nghĩa và tránh những câu dài dòng có thông tin lặp đi lặp lại.

Tốt nhất bạn nên trình bày mọi thông tin theo hướng liệt kê, ý nào rõ ràng và hoàn tất ý đấy. Tránh cùng một việc mà lặp đi lặp lại ở nhiều ý khác nhau.

Đọc CV của bạn như thể bạn đang là nhà tuyển dụng

Bạn nghĩ gì về bố cục và thông tin được viết ở đó. Trong những giây đầu tiên, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được thông tin cơ bản của bạn và ấn tượng với hình ảnh đại diện của bạn không? Mọi thứ bạn viết đã đủ thuyết phục cho thấy bạn là một chuyên gia hoặc có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó?

Hãy nhờ người khác đọc CV của bạn

Hỏi xem họ nghĩ gì? Theo họ những phần nào nên được thêm vào hoặc lược bớt đi? Nếu họ là nhà tuyển dụng họ có đánh giá cao CV này không?

Kiểm tra kỹ thông tin tuyển dụng

Hãy kiểm tra lại xem họ có yêu cầu bạn gửi thêm gì kèm CV hay không. Đó có thể là “đơn xin việc”, giấy chứng nhận các thành tích và giải thưởng hoặc một mẫu công việc bạn đã từng làm (như một bài nghiên cứu khoa học của bạn trên các tạp trí chuyên ngành về CNTT, tài chính, marketing,…)

4. Những lưu ý khi viết CV xin việc

Sử dụng động từ ở dạng V-ing

Để đảm bảo tính chuyên nghiệp của CV xin việc, bạn nên thống nhất cách sử dụng động từ ngay từ đầu, tránh cách sử dụng “đầu voi, đuôi chuột”.

Hiện nay, có 3 loại động từ được sử dụng thường xuyên khi liệt kê kinh nghiệm làm việc: động từ nguyên mẫu, động từ ở quá khứ và động từ V-ing.

Những lưu ý khi viết CV xin việc
Những lưu ý khi viết CV xin việc

Tùy theo thói quen mà mỗi ứng viên sẽ có cách dùng từ khác nhau, tuy nhiên theo như ý kiến của nhiều chuyên gia nhân sự thì V-ing là cách dùng được ưa chuộng nhất, khiến CV trông trang trọng hơn và giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh, chính xác các thông tin bạn muốn trình bày.

Không sử dụng câu văn quá dài

Có không ít nhà tuyển dụng tỏ ra ngán ngẩm khi phải đọc các đoạn văn dài dòng trong CV của ứng viên, thậm chí họ có thể bỏ qua những thông tin này.

Thay vì mất thời gian diễn giải, trau chuốt thành câu văn hoàn chỉnh với các từ ngữ phức tạp, hãy sử dụng những từ đơn giản và liệt kê thành những gạch đầu dòng cụ thể.

Ví dụ, thay vì viết:

“I was involved in the creation and implementation of statistical reports for a large metropolitan hospital, which required the use of spreadsheet software for cost analysis and, in addition, the creation of a database to track patient visits”

Hãy viết:

  • Creating and implementing statistical reports for large metropolitan hospital.
  • Analyzing costs with spreadsheet software.
  • Creating database to track patient visits.

Chú ý cách đặt tiêu đề

Hầu hết mọi người thường ghi dòng chữ “Curriculum Vitae” vào trung tâm văn bản như một cách đặt tiêu đề, tuy nhiên, cách này có vẻ nhàm chán và cũng không mang lại hiệu quả gì.

Thay vào đó, hãy đặt dòng chữ họ và tên của bạn vào vị trí này, vừa giảm sự đơn điệu, lại giúp nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn. Sau này, khi hỏi đến tên bạn trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức nhớ ra bạn vì cách đặt tiêu đề khác những ứng viên còn lại.

Không nên đưa những từ sáo rỗng vào CV xin việc

Dưới đây là những tính từ tiếng Anh có tần suất xuất hiện khá cao trong các CV xin việc, tuy nhiên lại không được đánh giá cao, bạn nên cân nhắc nếu có ý định sử dụng chúng.

  • Hard worker: Làm việc chăm chỉ
  • Dynamic: Năng động
  • Detail-oriented: Chú ý đến từng chi tiết nhỏ
  • Self-motivated: Tự tạo động lực cho bản thân
  • Motivated: Có khả năng thúc đẩy người khác làm việc
  • Meticulous: Tỉ mỉ
  • Well-organized: Khả năng tổ chức tốt
  • Innovative/ Creative: Sáng tạo, đột phá

Xem thêm các bài viết liên quan:

5. 24 tính từ phải có trong mọi CV bằng tiếng Anh

Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay yêu cầu ứng viên phải nộp CV bằng Tiếng Anh. Và việc sử dụng những từ ngữ sao cho đúng, hợp lý luôn là điều ứng viên quan tâm khi trình bày CV. 

Trước khi nắm bắt được cách viết phần kỹ năng (Skill) trong CV xin việc viết bằng tiếng Anh, bạn có thể tham khảo những tính từ phải có trong mọi CV bằng tiếng Anh qua bài viết dưới đây.

24 tính từ phải có trong mọi CV bằng tiếng Anh
24 tính từ phải có trong mọi CV bằng tiếng Anh
  • Thoughtful: Tận tâm, chu đáo
  • Aggressive: Năng nổ
  • Experienced: Kinh nghiệm
  • Well – organized: Có khả năng tổ chức công việc tốt
  • Creative: Sáng tạo
  • Innovative: Đột phá trong suy nghĩ
  • Hard – Working: chăm chỉ
  • Logical: Tư duy logic
  • Professional: Chuyên nghiệp
  • Motivated: Có sự thúc đẩy, động lực
  • Well – prepared: Chuẩn bị tốt
  • Detail – Oriented: Chú ý đến từng chi tiết nhỏ
  • Successful: Thành công
  • Meticulous: Tỉ mỉ
  • Independent: Độc lập
  • Competent: Có khả năng
  • Resourceful Self – Motivated: Có khả năng tự tạo ra động lực cho bản thân
  • Efficient: Hiệu quả
  • Knowledgeable: Có kiến thức tốt
  • Flexible: Linh hoạt
  • Goal – Oriented: Định hướng tốt
  • Determined: Quyết đoán
  • Ambitious: Tham vọng
  • Reliable: Đáng tin cậy

6. 10 từ nên tránh khi đề cập trong CV

Các bạn có biết rằng, hiện nay, các công ty lớn đang ngày càng sử dụng máy móc để thực hiện các bước như “lọc hồ sơ” ứng viên không ? Do đó, nếu hồ sơ của bạn “chi chít” những ngôn từ khoa trương vô nghĩa, có khi sẽ bị cắt đi bởi các nhà tuyển dụng “máy”. 

10 từ nên tránh khi đề cập trong CV
10 từ nên tránh khi đề cập trong CV

1. Best of breed (Hạt giống tiềm năng)

Qua khảo sát 2.200 công ty vào năm ngoái, trang CareerBuilder đã kết luận, từ này đã trở thành “cái gai trong mắt” không ít nhà tuyển dụng khi đọc CV của ứng viên: “Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tự nhận là “hạt giống tiềm năng” hay gì đó tương tự.

Điều quan trọng là, các nhà tuyển dụng muốn biết điều gì sẽ khiến ứng viên đó khác biệt và nổi bật hơn số đông, chứ không phải những từ ngữ “toàn dân” như thế này”.

2. Birthday, Married Status, Hobbies (Sinh nhật, tình trạng hôn nhân, sở thích)

Đừng quá chú trọng vào những tình tiết không hữu ích mang tính cá nhân. Thực chất nếu bạn được tuyển thì bạn cũng sẽ có thời gian để trình bày về thông tin cá nhân hơn là ở buổi phỏng vấn ngắn ngủn.

3. Expert

Trừ khi bạn thực sự là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Nếu không hãy tránh nói bản thân mình là một chuyên gia. Thay vào đó hãy chuẩn bị tốt các câu hỏi về lĩnh vực chuyên môn mà bạn ứng tuyển.

4. Dynamic (Năng động)

Năng động không phải bằng lời của bạn mà có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Thay vào đó bạn hãy dẫn chứng những hoạt động đã tham gia thể hiện được sự năng động của mình. Những con số biết nói sẽ tốt hơn nhiều những lời sáo rỗng đấy.

5. Go-getter (Dám nghĩ dám làm)

Thay vì chỉ đơn thuần nói tôi thế này tôi thế nọ, hãy thử viết về những việc bạn đã làm để thể hiện bạn chính là người luôn phấn đấu đạt mục tiêu. Đừng cứ mãi nói bằng những từ ngữ mang tính tự nhận xét về bản thân. Hãy thay bằng hành động cụ thể hơn.

6. Microsoft (Các phần mềm Microsoft)

Các phần mềm Microsoft
Các phần mềm Microsoft

Đây là một kỹ năng tất cả mọi người đều được học từ những năm cấp 2 cấp 3. Vì vậy nó như một kỹ năng bắt buộc và bạn không cần phải kể đến trong CV của mình.

7. Hard working/ Hard worker (Làm việc chăm chỉ)

Làm việc chăm chỉ, đương nhiên tốt. Nhưng sao bạn không nghĩ đến việc làm dày cho luận điểm đó bằng những bằng chứng cụ thể? “Hãy nêu ra những ví dụ về sức làm việc phi thường của bạn, thay vì chỉ thao thao những từ ngữ rỗng tuếch”, McDonald gợi ý.

8. Result – oriented (Chú trọng kết quả)

Nếu bạn là một người coi trọng kết quả và muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng biết, hãy dẫn chứng bằng các thành tựu mà bạn đã đạt được. Đừng quá lạm dụng từ này vì nó sẽ khiến cho CV của bạn nhàm chán.

9. Strategic thinking (Suy nghĩ chiến lược)

Đừng làm dụng từ này khi chưa thực sự hiểu về nó. Nó đòi hỏi bạn phải có bề dày kinh nghiệm,  có tầm nhìn tổng thể và xa, sức mạnh định hướng và khả năng phán đoán, ra quyết định đúng đắn, hiệu quả. 

Vì thế nó sẽ không phù hợp khi bạn là sinh viên mới ra trường hoặc chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong công việc.

10. Think outside of the box (Sáng tạo)

Những từ như “sáng tạo”, “ngoại lệ”, “đột phá” hay gì đó tương tự vốn chỉ là lời đánh giá chủ quan của bản thân bạn, và sẽ có khả năng khiến nhà tuyển dụng… Chướng mắt. Thậm chí tệ hơn, những từ này còn khiến bạn trở thành một người tự kiêu tự đại trong mắt người khác.

Một mẹo nhỏ để tránh lặp lại sai lầm: Tưởng tượng xem bạn có dám nói những từ này trước mặt nhà tuyển dụng hay không? Không à? Bạn biết phải làm gì rồi đấy.

Hy vọng qua bài viết trên của Unia.vn đã hướng dẫn cách viết CV bằng tiếng Anh ấn tượng và chi tiết, giúp bạn hoàn thiện CV cho chính mình một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công nhé

Banner launching Moore

Bình luận