Idioms là dạng thức khá quen thuộc với người học tiếng Anh. Bên cạnh đó, collocation là gì? Collocation theo chủ đề cũng đóng vai trò giúp người học tiếng Anh có kiến thức về từ vựng và ngữ pháp của bản thân ngày càng đa dạng, phong phú.
Vậy Collocation là gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng như thế. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Nội dung chính
1. Collocation là gì?
Tiếng Việt cũng có những từ như là “chó mực”, “ngựa ô”, … đây đều là những từ đi với nhau cố định, được sử dụng rộng rãi. Trong tiếng Anh cũng vậy, có những từ đi với nhau và được sử dụng rộng rãi, và chúng được gọi là Collocation.
Như vậy, Collocations là một nhóm từ được kết nối với nhau theo đúng thứ tự và (luôn) xuất hiện cùng nhau khi nói về một thông tin nào đó.
Đặc điểm của 1 collocation là:
- Bao gồm ít nhất 2 từ
- Luôn phải dùng đúng thứ tự
Ý nghĩa của Collocation:
- Nó giúp bạn viết và nói tiếng Anh trôi chảy và tự nhiên hơn rất nhiều. Lấy ví dụ thế này cho dễ tưởng tượng, bạn nghe một người bạn nước ngoài nói tiếng Việt. Anh ta nói với bạn rằng “Đêm qua tao đi về nhà rất muộn”, sẽ khác với việc bạn nghe “Đêm qua tao đi về nhà lúc rất tối”, và không thể hay bằng “Đêm qua tao đi về nhà rất khuya”.
- Việc học từ vựng theo collocation giúp bạn nói liền mạch hơn. Thực vậy. Khi bạn nói hay viết, bạn nhớ ra từ chính hay từ phụ, mà collocation đó bạn đã biết thì bạn sẽ rất nhanh nhớ ra và sử dụng được các từ còn lại trong collocation.
2. Tổng hợp Collocations theo chủ đề
2.1. Collocation chủ đề Du lịch, mạo hiểm
- A sense of adventure: Cảm giác phiêu lưu mạo hiểm
- Arduous journey: Chuyến đi mệt mỏi, khó khăn
- A low-cost airline: Hàng không giárẻ
- An intrepid explorer: Một nhà thám hiểm dũng cảm, không sợ nguy hiểm
- Unexplored wilderness: Nơi hoang dã, chưa được khám phá
- To break the journey: Bỏ ngang giữa chừng.
- Tohavea stopover: Nghỉ ngắn giữa cuộc hành trình dài, thường là đi bằng máy bay
- To put somebody on standby: Bắt ai đó phải chờ đến khi có chỗ ngồi
- To go trekking: Đi bộ, leo núi
- To have a thirst for adventure: Có niềm khao khát được đi thám hiểm
- To get itchy feet: Ngứa ngáy chân tay (nghĩa bóng)
- To get hopelessly lost: Bị lạc
- To send out a search party: Gửi một đội tìm kiếm
- Sunny-spells: Những ngày nắng đẹp (đối lập với những ngày mưa liên tục – liên quan đến thời tiết ở Anh) -> mang ý nghĩa thời tiết tốt.
- To boost the spirit: Làm ai đó cảm thấy phấn chấn, yêu đời, vui vẻ
- Toface the severe weather conditions: Đối mặt với tình hình thời tiết khắc nghiệt
- Spirit + to be + high: Tinh thần phấn chấn, yêu đời
- Sheer epic grandeur: Cảnh tượng hùng vĩ, kỳ vĩ
- To have a special charm: Vẻ đẹp đặc biệt
- Tokeep one’s eyes peeled: Mở to mắt(informal) – nghĩa bóng là cố gắng tìm kiếm
- To lull somebody to sleep: Ru ai đó vào giấc ngủ
- Leg of the journey: Phần của chuyến đi
Xem thêm: Idioms hay theo chủ đề
2.2. Collocation chủ đề Giao thông
- Heavy traffic: Giao thông đông đúc, nhiều xe cộ
- Dense traffic: Giao thông đông đến mức xe nọ sát xe kia, xe cộ dày đặc
- Lengthy delay: Bị trì hoãn, mất nhiều thời gian
- Todie down: Dần dần trở nên bớt tắc nghẽn
- to be stuck in traffic: Bị tắc đường
- To tail back (traffic): Tạo thành một hàng dài (khi tắc đường)
- To build up: Dần dần tăng lên
- To case off: To die down
- To be diverted: Bắt buộc phải đi đường khác
- Anautomaticcar: Một cái xe số tự động (không phải lên số, chỉ có chế độ lái tiến lùi)
- A manual car: Xe số sàn (phải lên số, có cần gạt số)
- A valid driving licence: Bằng lái xe có hiệu lực
- To take driving test: Thi lấy bằng lái
- To get into reverse: Lái xe đi lùi
- To change gear: Đổi số xe (lái ô tô số sàn)
- Togrindthegears: Lên số sai(chưa cắt côn đã lên số hoặc lên nhầm số, thường sẽ tạo ra tiếng động)
- To bear left: Rẽ trái
- Right-hand-drivecar: Xe có vô lăng bên tay phải, sử dụng ở Anh, …
- Pedestrian crossing: Phần đường dành cho người đi bộ đi bộ
- Parking charge: Phí đỗ xe
- The fork on the road: Ngã ba trên đường
- Accident black spot: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn
- The dead end: Con đường cụt
- Heavy goods vehicle: Xe chở hàng cồng kềnh
- Road fatalities: Tai nạn xe chết người
- A burst of speed: Chạy quá tốc độ
- Be involved in an accident: Liên quan đến vụ tai nạn
- Packed like sardines: Đông nghẹt
- Rush hour: Giờ cao điểm
- Driving age: Độ tuổi lái xe
- Motorway intersections: Ngã tư trên xa lộ
- Dual carriageway: Xa lộ hai chiều
2.3. Collocation chủ đề Kinh tế
- Curb inflation: Kiểm soát lạm phát
- Rampant inflation: Lạm phát không kiểm soát
- Currenteconomicclimate: Tình hình tài chính hiện tại
- Interestrates: Lãi suất
- Invest for the long-term: Đầu tư lâu dài
- Industryis thriving: Ngành công nghiệp đang phát triển tốt
- Safeguardone’sinterest: Bảo vệ quyền lợi,lợi nhuận
- Increase output: Tăng số lượng sản phẩm đầu ra
- Plummeting profits: Lợi nhuận sụt giảm
- Public spending: Chi tiêu công
- Extend opportunity: Mở rộng cơ hội
- Social exclusion: Những vấn đề của tầng lớp yếu thế trong xã hội
- Levy taxes: Đánh thuế
- Allocate resources: Phân chia nguồn tài nguyên
- Black economy: Kinh tế ngầm, hình thức kinh doanh bất hợp pháp
- Undeclaredearnings: Khoản thu nhập không được khai báo với cơ quan thuế
- Traditional-manufacturing economy: Nền kinh tế dựa vào sản xuất truyền thống
- Knowledge –based economy: Nền kinh tế tri thức
- Service-basedeconomy: Nền kinh tế tậptrung pháttriển dịch vụ
- Fast-growingeconomy: Nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh
- Stagnant economy: Nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển
- The backbone/ The mainstay of economy: Rường cột của nền kinh tế
- Expand/stimulate/boost/strengthen economy: Phát triển, mở rộng nền kinh tế
- Wreck / Weaken economy: Làm suy yếu nền kinh tế
- Economy goes into recession: Nền kinh tế đi vào khủng hoảng
- Economy collapses: Nền kinh tế sụp đổ
Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế
2.4. Collocation chủ đề Công nghệ
- Modern technology: Công nghệ hiện đại
- Advanced technology: Công nghệ tiên tiến
- The fast –growth: Sự phát triển nhanh của công nghệ
- The prevalence: Sự thịnh hành của công nghệ
- The domination of technology: Sự thống trị của công nghệ
- Digital age: Thời đại số
- Information age: Thời đại thông tin
- Digitalformats: Định dạng số
- Tobe addicted tothe Internet: Nghiện Internet
- Goonline/SurftheInternet: Truy cập mạng
- Have access to the Internet: Truy cập mạng thành công
- Technology-saturated world: Thế giới đắm chìm, say mê công nghệ
- Handset devices: Thiết bị cầm tay
- Technologically-inclined: Nghiện công nghệ
- Over-dependence on technology: Sự quá lệ thuộc vào công nghệ
Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin
2.5. Collocation chủ đề Gia đình
- Family patterns/ Family structures: Cấu trúc gia đình
- Extended family: Gia đình nhiều thế hệ
- Nuclear family: Gia đình hạt nhân, bao gồm hai thế hệ
- Family background: Nền tảng gia đình
- Therolesofparents: Vai trò của cha mẹ
- Balancefamilytasksandclericalwork: Cân bằng giữa công việc gia đình và công việc văn phòng
- Parental control: Sự kiểm soát của bố mẹ
- Parentalaffection: Tình yêu thương của bố mẹ
- Parental care: Sự chăm lo của bố mẹ
- Raise/ bring up/ nurture children: Nuôi dạy con cái
- Black sheep of the family: Khác biệt
- Likefather,likeson: Giống hệt nhau
- Buckle down: Làm việc nghiêm túc
- Come hell or high water: Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa
- Chip off the old block: Con giống ba mẹ như đúc
- A red letter day: Ngày đáng nhớ
- Like two peas in the same pot: Anh em giống nhau
Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về Gia đình
2.6. Collocation chủ đề Văn hóa
- Cuturaltradition: Truyền thống văn hóa
- Cultural identity: Bản sắc văn hóa
- Culturaldiversity: Sự đa dạng văn hóa
- Culturalexchange: Trao đổi văn hóa
- Culturalassimilation: Sự đồng hóa về văn hóa
- Cultural Specificity: Nét đặc trưng về văn hóa
- Cultural difference: Sự khác biệt văn hóa
- Cultural misconception: Hiểu lầm về văn hóa
- Cultural uniqueness: Nét độc đáo trong văn hóa
- National indentity: Bản sắc dân tộc
- Indigenous culture: Văn hóa bản địa
- Time-honored/ Long –standing culture: Nền văn hóa lâu đời
- Centuries – oldcustoms: Những phong tục có từ ngàn xưa
- Customs and habits: Phong tục và tập quán
- National culture legacy: Di sản văn hóa quốc gia
- Historical sites: Địa điểm lịch sử
- Historical buildings: Những công trình lịch sử
- Tobe imbued with national identity: Đậm đà bản sắc dân tộc
Xem thêm: Nằm lòng 60+ mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cho nhân viên mới
2.7. Collocation chủ đề Thời trang
- Designer label: Hàng hiệu của các nhà thiết kế, hàng thiết kế
- High-street fashion: Quần áo mua ở cửa hàng bình thường
- A stunning range of something: Một dòng sản phẩm đẹp, đặc biệt, nổi bật
- Glossy magazines: Những tạp chí như Elle, Vogue… thường được in bằng giấy dày, chất lượng cao với nhiều hình ảnh đẹp
- To launch a new collection: Tung ra một bộ sưu tập mới.
- New season’s look: Mốt thời trang mới
- To set the trend: Tạo xu hướng
- To hit the highstreet: Được sử dụng đại trà và được bán ở các cửa hàng bình thường.
- A hugely popular look: Một mốt phổ biến, nhiều người mặc
- Fashionvictim: Nạn nhân thời trang, người luôn chạy theo bất kỳ mốt thời trang nào dù trông ngớ ngẩn, kệch cỡm
- Excruciatingly uncomfortable shoes: Đôi giày tạo cảm giác đi khó chịu
- To be back in fashion: Một mốt từ thời xưa nay đã trở lại
Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về thời trang
2.8. Collocation chủ đề Lễ hội
- The festive season: Mùa lễ hội
- A rich tradition: Giàu truyền thống về cái gì
- A proud tradition: Truyền thống đáng tự hào
- The festival falls on + date: Dịp lễ hội rơi vào thời điểm nào
- The festival celebrates something: Lễ hội tổ chức để kỷ niệm, ăn mừng cái gì
- To uphold the annual tradition: Duy trì truyền thống gì
- To hold an unusual festival: Tổ chức một lễ hội kỳ lạ
- To join in the festivities: Tham gia các hoạt động của lễ hội
- To be in festive mood: Không khí lễ hội, tâm trạng vui vẻ vào ngày lễ
- To put on a fireworks display: Trình diễn pháo hoa
- The age-old tradition: Truyền thống cổ
- The event marks something <-> Festival marks: Sự kiện đánh dấu gì
- Cultural heritage: Di sản văn hoá
- To observe a festival: Tới xem lễ hội nào đó
- A break with tradition: Một sự thay đổi so với truyền thống
Xem thêm: Các tháng trong tiếng Anh
2.9. Collocation chủ đề Cưới
- Marry (v) somebody ~ get/ be married TO somebody: Kết hôn với ai
- To tie the knot <-> Get hitched (informal English): Cưới
- Pre-wedding nerves: Sự lo lắng trước đám cưới
- Toproposeatoast: Nâng cốc chúc mừng(thường sử dụng với hàm ý hài hước)
- Weddedbliss: Hạnh phúc sau ngày cưới(sử dụng với ý nghĩa vui vẻ, hài hước)
2.10. Collocation chủ đề Cuộc hội thoại
- Iddle chatter: Nói chuyện lúc rảnh rỗi, nói những chuyện phiếm
- To exchange pleasantries: Trò chuyện một cách lịch sự (formal English)
- Juicygossip: Những thông tin thú vị hoặc gây sốc liên quan tới đời tư của người khác.
- To exchange news: Trao đổi thông tin, tin tức
- To spread rumours: Lan truyền tin đồn
- Rumours are always flying around: Lời đồn đại luôn tồn tại trong cuộc sống củachúng ta
- To engage someone in conversation: Nói chuyện với ai đó
- To open your heart: Mở lòng
- To draw into an argument: Bị hút vào cuộc tranh luận
- To win anargument: Thắng trong một cuộc tranh luận
- Toloseanargument: Thua tronglúc tranhluận
- To carry on conversation: Tiếp tục cuộc trò chuyện
- To hold a conversation: Duy trì cuộc đối thoại
- To broach the subject: Bắt đầu thảo luận về một chủ đề khó
- To change the subject: Thay đổi chủ đề
- To bring up the subject: Đưa ra một chủ đề để thảo luận
- To drop the subject: Dừng bàn luận về chủ đề đó
- Tooverstate one’s case: Nói quá lên về mức độ nghiêm trọng của một vấn đề nào đó
- To bombard somebody with questions: Hỏi ai đó nhiều câu hỏi
- Broad generalisations: Nói những điều chung chung
- Foullanguage: Bad language nhưng ý nghĩa mạnh và tiêu cực hơn badlanguage
- Four-letter words: Từ vựng kém
- Opening gambit: Mở đầu một cách ấn tượng có chủ đích
- Arashpromise: Lời hứa nói ra nhưng không được suy nghĩ, lời hứa đầu môi trót lưỡi
- An empty promise: Lời hứa mà người nói không có ý định thực hiện
- A tough question: Một câu hỏi khó để trả lời
Xem thêm: Đoạn hội thoại tiếng Anh về thời gian rảnh bạn nên biết
2.11. Collocation chủ đề Giải trí
- To play host to something: Cung cấp cơ sở vật chất, chủ trì, tổ chức
- To make somebody welcome: Chào mừng ai đó
- To find time to pay somebody a visit: Thu xếp thời gian để tới thăm ai đó
- To join the festivities: Tham gia các hoạt động ở lễ hội
- To attend a formal function: Đến dự với tư cách chính thức
- Afamily gathering: Một buổi tụ tập gia đình, thường là để kỷ niệm một dịp nào đó
- Wine and dine: Một bữa tối và đồ uống đi kèm
- The perfect venue: Địa điểm hoàn hảo để tổ chức gặp mặt hoặc các sự kiện cộng đồng
Xem thêm: Các hướng trong tiếng Anh
2.12. Collocation chủ đề Internet
- Internet provider: Người cung cấp Internet
- Internet traffic: Lượt truy cập Internet
- Internet dating: Hẹn hò trên mạng
- Internet security: An ninh mạng
- Internet fraud / Internet scam: Lừa đảo trên mạng
- Internet age: Thời đại Internet
- Internet transaction: Giao dịch trên Internet
- Use/access/log onto the Internet: Sử dụng / truy cập / đăng nhập Internet
- Go on the Internet / surf the Internet: Lướt net
- Scour the Internet: Lùng sục, tìm kiếm trên Internet
- Buy something over the Internet: Mua thứ gì đó trên Internet
- The proliferation of the Internet: Sự phát triển nhanh của Internet
- Internet addicts: Người nghiện Internet
- To immerse yourself in the Internet: Chìm đắm trong Internet
- To live on the Internet: Sống ảo
- To be addicted to the Internet: Nghiện Internet
Xem thêm: Talk about Internet
2.13. Collocation chủ đề Hoạt động cá nhân
- A flying visit: Một cuộc thăm viếng không kéo dài
- A girls’ night out: Một buổi tối đi chơi chỉ toàn con gái
- To go out for a meal: Đi ra ngoài ăn
- To stick to diet: Ăn kiêng
- To spring a surprise on somebody: Đem đến bất ngờ cho ai đó
- To put in an appearance: Tới tham dự nhưng chỉ tới trong chốc lát rồi đi về
- To spend quality time: Dành thời gian toàn tâm toàn ý cho ai đó
- Social whirl: Bận rộn với nhiều việc
- To go clubbing: Đi bar, đi club
Xem thêm: Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh – Introduce Yourself
2.14. Collocation chủ đề Giáo dục
- Higher education : Giáo dục sau đại học
- Further education : Giáo dục những bậc học cao hơn
- Advanced education : Nền giáo dục tiên tiến
- General education : Giáo dục cơ sở, giáo dục nền tảng
- Specific education : Giáo dục chuyên sâu
- Universityeducation : Giáo dục đại học
- Vocational training: Đào tạo dạy nghề
- Acquire/ obtain knowledge /new skills : Đạt được kiến thức, kỹ năng mới
- Knowledge acquisition /Knowledge attainment : Sự tích lũy kiến thức
- Distant learning courses/ E-learning courses / online courses : Những khóa học trực tuyến
- Exposed to different cultures : Tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau
- Meetadmissionscriteria:Đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào
- Skilled workers and professionals: Lao động có trình độ cao
- Broaden the horizon: Mở rộng hiểu biết
- Foster greater inter-cultural communication: Phát triển sự giao lưu văn hóa tốt hơn
- Get a globally acceptable qualification: Nhận chứng chỉ được chấp nhận trên toàn cầu
- To work your way through university: Vừa làm vừa học
- Tuition fees: Học phí
- To keep up with your studies: Bắt kịp chương trình học, không bị rớt môn
- To fall behind with your studies: Thua sút bạn bè trong việc học
- Distancelearning: Học từxa, học trực tuyến
- To learn something by heart: Học thuộc lòng
- State school: Trường công lập
- Private school: Trường dân lập
- To sit an exam: Làm kiểm tra
- A graduation ceremony: Lễ tốt nghiệp
- To attend classes: Đi đến lớp
- Gain/obtain knowledge: Tích luỹ kiến thức
- Contribute to society: Đóng góp cho xã hội
Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Giáo dục
2.15. Collocation chủ đề Quảng cáo
- Advertising company : Công ty quảng cáo
- Advertising Agency : Đại lý quảng cáo
- Advertising Campaign : Chiến dịch quảng cáo
- Advertising on the Internet: Quảng cáo online, quảng cáo trên mạng
- Sales promotion: Khuyến mãi
- Crazy sales : Đại hạ giá
- Advertising temptation : Sự cám dỗ từ quảng cáo
- Advertising appeal: Sức hút của quảng cáo
- The far-reaching influences of advertising : Những ảnh hưởng lan rộng của quảng cáo
- Charity event/ fundraising event : Sự kiện từ thiện, gây quỹ
- Unique Selling Proposition/ Point: Định vị ưu thế sản phẩm khác biệt
- Marketing executive/ Marketer : Nhân viên tiếp thị
- Promote products/ Launch products : Quảng bá sản phấm / Tung ra sản phẩm
- Mainstream products: Những sản phẩm chủ đạo
- Target customer: Khách hàng mục tiêu
- Potential customer: Khách hàng tiềm năng
Xem thêm: Các mẫu câu thảo luận trong công việc bằng tiếng Anh thường gặp nhất
3. 6 dạng collocation phổ biến
- Adverb + adjective (trạng từ + tính từ): cực kỳ sốc ⟶ utterly shocked (HAY HƠN very shocked)
- Adjective + noun (tính từ + danh từ): mưa nặng hạt ⟶ heavy rain (NOT
thickrain) - Noun + noun (danh từ + danh từ): một ổ bánh mì ⟶ a loaf of bread (NOT a
chunkof bread) - Noun + verb (danh từ + động từ): chim hót ⟶ birds tweet (NOT birds
bark) - Verb + noun (động từ + danh từ): tắm ⟶ take a bath (NOT
doa bath) - Verb + adverb (động từ + trạng từ): lớn tiếng ⟶ speak loudly (NOT speak
bigly)
4. Tận dụng từ điển và Google Search
Về từ điển, bạn nên sử dụng từ điển Anh – Anh bởi chúng cho ra được nhiều ví dụ và giải nghĩa một cách rõ ràng hơn. Ví dụ như, từ điển Oxford có hẳn một phần là Oxford Collocations Dictionary, cho bạn biết được collocation với mỗi từ.
Google Search cũng là một công cụ dùng để tra cứu từ vựng vô rất mạnh mẽ. Nó sẽ suggest cho bạn được những cách kết hợp từ phổ biến nhất hay là các cách mà từ đó được dùng trong ngữ cảnh cuộc sống hàng ngày
Ví dụ, khi bạn nhập từ “aggrevated” vào thanh tìm kiếm của Google, bạn cũng sẽ thấy được một số cụm từ xuất hiện như ảnh dưới:
Collocation đầu tiên hiển thị là aggrevated assault (hành hung nghiêm trọng), hay là aggrevated robbery (trộm cắp có tấn công). Đây là hai collocation khá là phổ biến có chứa từ này. Bạn cũng có thể gặp hoặc là sử dụng chúng trong những chủ đề liên quan đến Crime (Tội phạm) hay là Law (luật pháp).
5. Cách học Collocations như thế nào?
Nếu nói đên cách học Collcations hiệu quả thì không có bất cứ quy luật nào cả. Bạn có thể áp dụng những cách học từ vựng hiệu quả theo chủ đề mà mình cảm thấy hiệu quả cho việc học cụm từ này.
Và cách học hiệu quả nhất vẫn là cần phải ghi nhớ nó một cách thật cụ thể. Nhưng đừng ghi nhớ chay, bạn có thể áp dụng theo những bước dưới đây.
Bước 1: Bạn hãy chuẩn bị cho mình một cuốn từ điển
Việc đầu tiên, bạn hãy chọn cho mình một cuốn từ điển để có thể học tập. Từ điển Collocations cũng rất là phổ biến bởi vì nó thường được gắn kết với từ vựng. Mình giới thiệu cuốn OCD (Oxford collocation dictionary).
Đây là một cuốn tuyển tập Collocations khá đa dạng để cho các bạn sử dụng cho bài thi của mình. Những cụm từ này được phân tích một cách rõ theo các từ kết hợp với nhau, giải thích nghĩa để cho các bạn dễ dàng hiểu hơn. Cuốn sách này dùng chung cho các bạn học tiếng Anh nhé, không tính riêng gì học IELTS.
Đồng thời, nếu như bạn cảm thấy không thuận tiện khi học sách thì các bạn cũng có thể sử dụng điện thoại và những ứng dụng từ điển miễn phí dưới đây để có thể học Collocation:
Cài đặt các ứng dụng Collocation dictionary (ozdic, oxford…)
Bên cạnh đó, tại trang từ điển Cambridge: https://dictionary.cambridge.org/ các bạn cũng có thể tra được collocations khi tra về từ vựng nhé.
Bước 2: Thường xuyên ghi chú các collocations học được
Trong suốt quá trình ôn luyện thi IELTS đặc biệt là đọc và nghe thì bạn cũng sẽ bắt gặp được nhiều Collocations. Nếu như gặp, hãy ghi chú lại để có thể ghi nhớ. Dùng Note hay highlight… những colloncations đó, tập sử dụng luôn là các cách tốt nhất.
Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ và luôn có được một chiếc bút dạ quang, một quyển sổ note dành riêng cho Collocations. Trong suốt cả quá trình ôn thi, hãy:
- Sử dụng chiếc bút dạ quang highlight lại những collocations mà mình đã học được. Cụm nào thường gặp nghi đó là collocations thì phải tra ngay.
- Kẻ bảng (có 3 cột: Collocations – nghĩa – ví dụ) để có thể ghi lại những collocations cho bản thân.
- Các bảng chia thành từng topics khác nhau. Phân loại collocations list theo topic để học.
Bước 3: Thường xuyên áp dụng các collocations vào bài viết và nói
Bước này thì cần phải luôn song hành với bước 2, luôn cố gắng áp dụng những collocations học được vào bên trong bài viết và bài nói của mình để ghi nhớ và thành thạo được cách sử dụng.
Đừng quên ôn luyện, thường xuyên sử dụng những collocations đã học được cũng như những collocations mới để có thể học tốt hơn nhé!
Hãy áp dụng một cách tương tự cách học từ vựng hiệu quả mà Unia.vn đã giới thiệu cùng với nguồn vocabulary theo chủ đề để cùng học tập tốt hơn nha.
Qua bài viết trên bạn đã hiểu về Collocation là gì? Và bắt đầ sử dụng Collocation được chưa? Hãy sử dụng colloction thường xuyên hơn để cho việc giao tiếp càng ngày càng tự nhiên như người bản xứ nhé!