Hiện nay, việc theo học các chứng chỉ tiếng Anh ngày càng phổ biến. Đây dường như là tấm vé thông hành để mở ra cho người học nhiều cơ hội hơn, từ học tập đến công việc. Tuy nhiên, hầu hết các chứng chỉ tiếng Anh đều có hạn từ 2 năm trở lại. Vậy bằng tiếng Anh nào có giá trị vĩnh viễn? Cùng Unia.vn tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Vì sao cần chứng chỉ tiếng Anh?
Với sự phổ biến của ngôn ngữ hiện nay, việc sở hữu các chứng chỉ trở thành “điểm cộng” để bạn có nhiều lợi thế hơn giữa các “đối thủ cạnh tranh” của mình trên thị trường. Mặc dù hầu hết các chứng chỉ tiếng Anh đều dùng để đánh giá trình độ và kỹ năng của bạn, nhưng tùy vào mục đích và môi trường mà bạn nên cân nhắc và lựa chọn loại chúng chỉ phù hợp.
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến
Chứng chỉ IELTS
Đây là một trong những chứng chỉ phổ biến nhất, đặc biệt là đối với các bạn có ý định đi du học hoặc xin học bổng đi du học.
Chứng chỉ IELTS có 2 dạng, mỗi dạng đều có 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết:
- Academic (Học thuật): Phù hợp với những người muốn học ở các học viện, trường đại học hoặc các hình thức đào tạo sau bậc đại học
- General training module (Đào tạo chung): Phù hợp với những người mong muốn học nghề, tìm việc hoặc di cư sang nước ngoài.
Điểm của bài thi IELTS được đánh giá trên thang điểm 9, tính trung bình cộng của 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, cao nhất là 9.0:
- 0-1.0: Non-user (Không sử dụng): Người thi không hiểu hoặc không biết tiếng Anh.
- 1.5-2.5: Extremely Limited (Hạn chế cực độ): Khả năng sử dụng tiếng Anh rất hạn chế và chỉ trong các tình huống cơ bản.
- 3.0-4.0: Limited (Hạn chế): Có thể sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thông thường, nhưng gặp khó khăn trong các tình huống phức tạp.
- 4.5-5.5: Modest (Khá): Khả năng sử dụng tiếng Anh tương đối tốt trong các tình huống hàng ngày.
- 6.0-6.5: Competent (Giỏi): Khả năng sử dụng tiếng Anh tốt và có thể giao tiếp hiệu quả trong hầu hết các tình huống.
- 7.0-7.5: Good (Rất giỏi): Sử dụng tiếng Anh rất thành thạo, có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện và viết bài luận phức tạp.
- 8.0-8.5: Very Good (Xuất sắc): Sử dụng tiếng Anh với độ chính xác và linh hoạt cao, có thể tham gia vào các thảo luận chuyên sâu.
- 9.0: Expert (Chuyên gia): Sử dụng tiếng Anh một cách lưu loát và tự nhiên, gần như như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Xem thêm:
- Nên thi IELTS Academic hay IELTS General Training
- Top 6 trung tâm luyện thi IELTS quận 3 uy tín nhất
- Top 10 trung tâm luyện thi IELTS quận 1 uy tín nhất
Chứng chỉ TOEIC
Cùng với IELTS, TOEIC như “người bạn song hành” giúp các học sinh, sinh viên mở ra nhiều cơ hội hơn trong việc xét tuyển thi ĐH.
Bài thi TOEIC có 3 dạng đề, dạng phổ biến nhất là dạng đề 2 kỹ năng (Listening & Reading)
- TOEIC Listening & Reading: Dạng đề truyền thống, đánh giá khả năng lắng nghe và đọc hiểu tiếng Anh của người thí sinh.
- TOEIC Speaking & Writing: Dạng đề mới, chưa phổ biến, đánh giá khả năng nói và viết tiếng Anh của người thí sinh.
Một số trường Đại học yêu cầu đầu ra TOEIC của sinh viên dao động từ 450 – 600, trong đó, một vài trường yêu cầu sinh viên phải nộp cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Vì vậy, khi đó, bạn phải tham gia cùng lúc 2 bài thi TOEIC Listening & Reading và TOEIC Speaking & Writing
Điểm TOEIC được tính trên thang điểm 990, là tổng điểm của các kỹ năng:
Thang điểm | Trình độ kỹ năng |
850 – 990 | Rất tốt |
650 – 850 | Tốt |
450 – 650 | Khá |
300 – 450 | Trung bình |
100 – 300 | Cơ bản |
Chứng chỉ TOEFL
TOEFL cũng là một trong những chứng chỉ thường dùng để quy đổi thành điểm IELTS hoặc TOEIC. Chúng chỉ này cũng được sử dụng khá nhiều trong ứng tuyển việc làm hay xin các học bổng du học, xét tuyển đại học.
Chứng chỉ TOEFL có 2 dạng thi với 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết:
- TOEFL Primary: Được thiết kế chỉ dành cho học sinh tiểu học, nhắm đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn nhỏ
- TOEFL Junior: Được thiết kế dành cho các bạn học sinh THCS và THPT, nhằm đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh học thuật (academic English) và tiếng Anh thưởng thức (social English) của các bạn.
Với 2 dạng bài trên, sẽ có 3 hình thức thi:
- TOEFL CBT: Thi trên máy tính và có một quy định đặc biệt như không được phép ghi chú trong quá trình làm bài.
- TOEFL PBT: Thi truyền thống trên giấy và sử dụng bút chì để làm bài thi.
- TOEFL iBT: Sử dụng internet để chuyển đề thi trực tiếp từ ETS đến trung tâm đang diễn ra cuộc thi.
Thang điểm của chứng chỉ TOEFL như sau:
Phần thi Writing (Viết)
Từ 1 – 16 điểm | Năng lực ngôn ngữ hạn chế |
Từ 17 – 23 điểm | Năng lực ngôn ngữ trung bình |
Từ 24 – 30 điểm | Năng lực viết tốt |
Phần thi Speaking (Nói)
Từ 0 – 9 điểm | Khả năng Nói yếu |
Từ 10 – 17 điểm | Khả năng Nói hạn chế |
Từ 18 – 25 điểm | Khả năng Nói trung bình – khá |
Từ 26 – 30 điểm | Khả năng Nói tốt |
Phần thi Listening (Nghe)
Từ 0 – 13 điểm | Khả năng Nghe yếu |
Từ 14 – 21 điểm | Khả năng Nghe trung bình |
Từ 22 – 30 điểm | Khả năng Nghe tốt |
Phần thi Reading (Đọc)
Từ 0 – 14 điểm | Khả năng đọc hiểu yếu |
Từ 15 – 21 điểm | Khả năng đọc hiểu trung bình |
Từ 22 – 30 điểm | Khả năng đọc hiểu tốt |
Chứng chỉ tiếng Anh KET
KET là chứng chỉ tiếng Anh do Cambridge Assessment English cung cấp, dùng để đánh giá khả năng giao tiếp cơ bản và cơ sở về tiếng Anh trong các tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Cấu trúc của KET: Bài thi KET bao gồm ba phần chính:
- Phần Nghe (Listening): Thí sinh nghe và trả lời câu hỏi dựa trên các đoạn hội thoại và thông tin ngắn.
- Phần Đọc (Reading): Thí sinh đọc và trả lời câu hỏi về các đoạn văn ngắn và thông tin.
- Phần Viết (Writing): Thí sinh viết một bức thư hoặc một bài viết ngắn dựa trên một đề bài cụ thể.
Mức điểm của KET: Điểm số KET được chia thành các mức sau đây:
- 100-150: Mức Pass with Distinction (Đạt với xuất sắc)
- 75-99: Mức Pass with Merit (Đạt với thành tích cao)
- 60-74: Mức Pass (Đạt)
- Dưới 60: Không đạt
Một số chứng chỉ khác
- Chứng chỉ B1 khung tham chiếu: Áp dụng cho đầu ra cao học và đầu vào nghiên cứu sinh và cho giáo viên dạy tiếng Anh ở bậc Tiểu học,…
- Chứng chỉ B2: Áp dụng cho đầu ra nghiên cứu sinh và cho giáo viên dạy tiếng Anh bậc Trung học cơ sở.
- Chứng chỉ C1: Áp dụng cho giáo viên dạy tiếng Anh tại trường PTTH, Giáo dục thường xuyên, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm luyện thi TOEIC giúp bạn đạt mục tiêu ngay lần đầu thi
- Nên học TOEIC hay IELTS? So sánh ưu nhược điểm
- Cách học TOEIC hiệu quả dành cho bạn
Bằng tiếng Anh nào có giá trị vĩnh viễn
Hầu hết các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến chỉ có hạn từ 2 năm. Tuy nhiên, duy nhất chỉ có 2 chứng chỉ dưới đây là có giá trị vĩnh viễn.
Chứng chỉ Cambridge ESOL
Cambridge ESOL là một trong các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam. Chứng chỉ này được nhiều trường Đại học và Cao đẳng sử dụng, dùng để phục vụ cho việc học, công việc hoặc định cư ở nước ngoài.
Chứng chỉ Cambridge ESOL được chia thành 7 cấp độ:
- Tiếng Anh YLE dành cho trẻ em: Starters, Movers và Flyers
- Tiếng Anh tổng quát: KET, PET, FCE, CAE, CPE
- Tiếng Anh tài chính: ICFE
- Tiếng Anh thương mại: BEC, BULATS
- Tiếng Anh luật: ILEC
- Tiếng Anh sư phạm: CELTA, DELTA và TKT
Chứng chỉ APTIS
APTIS cũng là một trong những chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Anh, được ra đời năm 2012. Bài thi dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh qua 4 kỹ năng ngôn ngữ – Nghe, Nói, Đọc, Viết, kết hợp với việc kiểm tra Ngữ pháp và Từ vựng.
Kết quả Aptis cũng có thể được quy đổi trực tiếp sang Khung chuẩn Ngoại ngữ Châu Âu (CEFR) và tương thích với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Đánh giá được đầy đủ các cấp độ từ A1, A2, B1, B2 đến C1 và C2.
Thời hạn sử dụng của các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến
- Chứng chỉ TOEIC, IELTS, TOEFL có thời hạn 2 năm.
- Chứng chỉ B1 khung tham chiếu Châu Âu có giá trị sử dụng trong vòng 2 năm.
- Chứng chỉ tiếng Anh B2 có thời hạn sử dụng trong vòng 1,5 năm.
- Chứng chỉ tiếng Anh C1 có thời hạn sử dụng trong vòng 1 năm.
Bằng tiếng Anh nào có giá trị nhất? Nên chọn thi chứng chỉ tiếng Anh nào?
Thực ra, bằng tiếng Anh nào cũng có giá trị và mức điểm quy đổi tương đương nhau. Vì vậy không thể đem ra so sánh bằng nào có giá trị nhất vì vốn dĩ mỗi loại bằng, chứng chỉ sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng riêng.
- Chứng chỉ IELTS, TOEFL sẽ phù hợp cho những người dùng để xin học bổng, xin Visa du học.
- Chứng chỉ TOEIC sẽ phù hợp hơn với người đi làm văn phòng, cần từ vựng và ngữ pháp cơ bản để giao tiếp, viết mail, làm báo cáo.
- Chứng chỉ KET sẽ phù hợp với việc đánh giá khả năng ngôn ngữ của các bạn học sinh, trẻ em để có thể trau dồi thêm các kỹ năng còn thiếu
- Các chứng chỉ B1, B2, C1, C2 thường dùng để sinh viên xét tốt nghiệp ra trường, là tiêu chuẩn cho các giáo viên tiếng Anh.
Do đó, khi bắt đầu đăng ký và theo học các chứng chỉ, bạn cần xem xét mục đích mình học để làm gì, tránh việc học theo phong trào, làm mất thời gian của bản thân.
Tóm lại, qua bài viết này, bạn đã được bật mí bằng tiếng Anh nào có giá trị vĩnh viễn và mục đích sử dụng của các chứng chỉ này. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Unia, bạn có thể hiểu và lựa chọn được loại chứng chỉ phù hợp nhất cho mình