Hiện nay, trên thế giới có đến hơn 7 tỷ người chung sống ở 5 lục địa khác nhau. Họ không chỉ khác nhau về phong tục, tập quán, văn hóa mà còn khác cả ngôn ngữ. Vậy, có bao nhiêu thứ tiếng trên thế giới? Đâu là nước có nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới? Ở Việt Nam có bao nhiêu ngôn ngữ?
Cùng UNI Academy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Nội dung chính
Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là một tập hợp các biểu tượng được dùng để giao tiếp. Các ký hiệu có thể được nói hoặc viết. Ngôn ngữ là một khía cạnh của hành vi con người.
Ngôn ngữ có thể bao gồm cả ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ hình thức và các biểu tượng khác để truyền tải thông tin. Ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hóa và xã hội, và nó cho phép con người truyền tải các ý tưởng, tư tưởng và kiến thức cho nhau.
Có bao nhiêu thứ tiếng trên thế giới?
Vậy, trên thế giới có bao nhiêu thứ tiếng? Rất khó để có được con số cụ thể. Tuy nhiên, theo thống kê, trên thế giới có hơn 7000 ngôn ngữ khác nhau.
Trong đó, châu Á có số lượng ngôn ngữ nhiều nhất, lên đến 2300 thứ tiếng, chiếm 32,4% trong tổng số ngôn ngữ trên thế giới. Hiện có khoảng hơn 4 tỷ người sử dụng 2300 thứ tiếng này ở châu Á.
Xếp sau Châu Á là Châu Phi. Đây là nơi có có số lượng ngôn ngữ nhiều thứ hai, chính xác là 2143. Thái Bình Dương có 1306 thứ tiếng, châu Mỹ có 1060 ngôn ngữ và cuối cùng là châu Âu có 288 ngôn ngữ, chỉ chiếm khoảng 4,1% tổng số tiếng. Tuy nhiên, ngôn ngữ châu Âu có đến hơn 1,7 tỷ người đang sử dụng, chiếm 25,5%.
Xem thêm:
Có bao nhiêu ngôn ngữ ở Việt Nam?
Như đã nói ở trên, Châu Á có đến 4 tỷ người đang dùng 2300 ngôn ngữ, vậy ở Việt Nam chúng ta đang dùng những ngôn ngữ nào?
Theo thống kê của Ethnologue, nước ta có khoảng 110 ngôn ngữ riêng lẻ, bao gồm cả tiếng của đồng bào ít người. Trong đó, có 109 ngôn ngữ sống và 1 ngôn ngữ đã tuyệt chủng. 93 ngôn ngữ sống là ngôn ngữ bản địa và 16 ngôn ngữ sống không phải là ngôn ngữ bản địa.
Bên cạnh đó, Việt Nam có 1 ngôn ngữ là quốc ngữ, 15 ngôn ngữ đang phát triển, 50 ngôn ngữ an toàn, 37 ngôn ngữ đang bị đe dọa và 6 ngôn ngữ đang nằm trong nguy cơ bị chết dần.
Xem thêm:
Có bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới – Đâu là nước có nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới?
Nước có nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới là Papua New Guinea. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Papua New Guinea có khoảng 840 ngôn ngữ địa phương, chiếm khoảng 12% tổng số ngôn ngữ trên thế giới. Trong số này, tiếng Tok Pisin và tiếng Hiri Motu được sử dụng phổ biến nhất.
Hệ ngôn ngữ phổ biến trên thế giới
Mặc dù trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ nhưng “điều kỳ lạ” là chúng có cùng đặc điểm và cùng thuộc một hệ ngôn ngữ với nhau. Thế giới có khoảng 5 hệ ngôn ngữ lớn được biết đến và sử dụng nhiều nhất đó chính là hệ ngôn ngữ Ấn Âu.
Mức độ phổ biến của hệ ngôn ngữ này được phân bố theo địa lý và ảnh hưởng trên thế giới, người ta có thể giả định rằng phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới thuộc về hệ ngôn ngữ này.
Ngoài ra, trên thế giới còn có một số hệ ngôn ngữ khác như: Niger – Congo, Nam Á, Phi – Á, Hán – Tạng,…
Ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều nhất trên thế giới?
Có hơn 7000 loại ngôn ngữ khác nhau nhưng hiện tại, người ta chỉ dùng khoảng 10 – 20 ngôn ngữ phổ biến sau đây:
Tiếng Anh (1,5 tỷ người)
Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ của thế giới bởi nó được sử dụng phổ biến ở nhiều đất nước. Hiện tại, có khoảng 375 triệu người sử dụng như tiếng bản ngữ ở hơn 100 quốc gia, trong đó có khoảng hơn 1,5 tỷ người sử dụng tiếng Anh trong đời sống hằng ngày.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người không phải dân bản địa nhưng vẫn sử dụng nó như một ngôn ngữ phụ.
Không cần phải nói quá nhiều về sức ảnh hưởng của ngôn ngữ này trên toàn cầu. Bởi có chính chúng ta cũng thấy có rất nhiều người dù không phải dân bản địa nhưng vẫn sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ của mình. Vì vậy, việc học tiếng Anh và biết tiếng Anh sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để có thêm nhiều cơ hội việc làm sau này.
Xem thêm: Khóa học tiếng Anh cho người đi làm
Tiếng Trung Quốc (1,3 tỷ người)
Tiếng Trung Quốc được sử dụng phổ biến một phần nhờ dân số đông. Có khoảng 1,3 tỷ người ở đất nước này sử dụng tiếng Trung, chiếm khoảng 1/7 thế giới. Vì vậy, đây cũng chính là một trong những ngôn ngữ phổ biến của thế giới.
Mặc dù được đánh giá là một ngôn ngữ khó học vì nó thuộc ngôn ngữ tượng hình nhưng trong nhiều năm trở lại đây, số lượng người tìm hiểu và học tiếng Trung đã tăng lên đáng kể.
Tiếng Hindi (650 triệu người)
Theo Wikipedia, tiếng Hindi (Devanagari: हिन्दी, IAST: Hindī) hay Hindi chuẩn hiện đại (Devanagari: मानक हिन्दी, IAST: Mānak Hindī) là dạng được tiêu chuẩn hóa và Phạn hóa của tiếng Hindustan.
Tiếng Hindi được sử dụng làm tiếng bản địa của các quốc gia nằm trong vành đai Hindi. Ngoài Ấn Độ và Nepal sử dụng ngôn ngữ này, Hindi còn là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Mauritius, Trinidad và Tobago, Guyana và Suriname.
Tiếng Tây Ban Nha (420 triệu người)
Tiếng Tây Ba Nha hay còn được gọi là tiếng Castilla hay tiếng Y Pha Nho theo cách gọi cũ. Có khoảng 420 triệu người sử dụng ngôn ngữ này, chủ yếu ở Tây Ba Nha và các nước tại Châu Mỹ.
Với cách viết giống tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha được đánh giá là một ngôn ngữ khá dễ học. Đặc biệt, nhờ sự phát triển của quan hệ quốc tế toán cầu và tiềm năng kinh tế, các chuyên gia đánh giá đây sẽ là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong tương lai.
Tiếng Pháp (370 triệu người)
Đây là một trong những ngôn ngữ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 370 triệu người sử dụng ngôn ngữ này hàng ngày hoặc sử dụng nó như ngôn ngữ thứ hai.
Tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ chính thức tại 29 quốc gia gồm: Pháp, tỉnh Quebec của Canada, miền tây Thụy Sĩ, vùng Wallonia tại Bỉ, Monaco, một số phần nhất định khác của Canada và Hoa Kỳ, và tại những cộng đồng Pháp ngữ nhiều nơi.
Tiếng Ả Rập (300 triệu người)
Ả Rập là ngôn ngữ được được sử dụng phổ biến thứ 6 trên thế giới với khoảng 300 triệu người ở hơn 60 quốc gia nói tiếng Ả Rập. Đây được coi là ngôn ngữ thiêng liêng của người hồi giáo và cũng là một trong những ngôn ngữ khó để học nhất trên thế giới.
Cách viết của ngôn ngữ này cũng rất khác với so với ngôn ngữ bình thường, viết từ trái sang phải và có rất nhiều hình dạng uốn lượn.
Tiếng Nga (275 triệu người)
Tiếng Nga là ngôn ngữ Đông Slav bản địa của người Nga ở Đông Âu. Đây là ngôn ngữ chính thức của Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan. Song song với đó, tiếng Nga cũng được sử dụng như ngôn ngữ thứ 2 ở một số quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ, Trung Á.
Đây cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Trong nhiều năm gần đây, tiếng Nga cũng đã phủ sóng rộng rãi hơn, được nhiều nước sử dụng như ngôn ngữ thứ hai bởi tầm quan trọng của nó trong kinh doanh và quan hệ quốc tế.
Tiếng Bồ Đào Nha (270 triệu người)
Tiếp theo là Bồ Đào Nha, đây là ngôn ngữ Roman, có nguồn gốc từ bán đảo Iberia – Châu Âu. Cho đến ngày nay, sức ảnh hưởng của ngôn ngữ này vẫn khá lớn, khoảng 270 triệu người trên thế giới sử dụng.
Tiếng Bengali (233 triệu người)
Tiếng Bengali là một ngôn ngữ Ấn – Aryan được sử dụng ở vùng Nam Á. Đây là ngôn ngữ chính của Bangladesh và Tây Bengal, phổ biến thứ hai tại Ấn Độ với khoảng 233 triệu người sử dụng.
Tiếng Đức (185 triệu người)
Tiếng Đức là một ngôn ngữ German Tây được sử dụng chủ yếu tại các nước ở khu vực Trung Âu. Đây là ngôn ngữ chính tại một số nước như Đức, Áo, Thụy Sĩ,… với khoảng 185 triệu người sử dụng nó. Tại EU đây cũng là ngôn ngữ phổ biến thứ ba chỉ đứng sau tiếng Anh và tiếng Pháp.
Xem thêm
- Giới thiệu về trường đại học bằng tiếng Anh
- Giới thiệu phòng ngủ bằng tiếng Anh
- Giới thiệu về người nổi tiếng bằng tiếng Anh
- Giới thiệu món phở bằng tiếng Anh
Một số ngôn ngữ khác
Ngoài 10 ngôn ngữ trên, dưới đây là một số ngôn ngữ bổ sung được sử dụng nhiều trên thế giới:
- Tiếng Nhật – 128 triệu người sử dụng
- Tiếng Hàn Quốc – 77 triệu người sử dụng
- Tiếng Ý – 70 triệu người sử dụng
- Tiếng Ba Tư – 110 triệu người sử dụng
- Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ – 80 triệu người sử dụng
- Tiếng Hà Lan – 24 triệu người sử dụng
- Tiếng Ba Lan – 40 triệu người sử dụng
- Tiếng Ukraina – 45 triệu người sử dụng
- Tiếng Séc – 12 triệu người sử dụng
- Tiếng Thái – 40 triệu người sử dụng
Ngôn ngữ trên thế giới có tăng lên hay không?
Đây cũng là một trong những thắc mắc của rất nhiều người. Con số hơn 7000 ngôn ngữ đó có thể tăng lên hay không? Thực ra là KHÔNG.
Số thống kê của UNESCO về ngôn ngữ trên thế giới không thể tăng lên mà trái lại, nó còn có dấu hiệu suy giảm thậm chí có những ngôn ngữ đã bị “tuyệt chủng” và biến mất trên thế giới. HIện tại, đang có 6000 ngôn ngữ bị đe dọa.
Sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Anh cũng làm cho nhiều quốc gia đặt ưu tiên hơn so với một số ngôn ngữ trong khác trường học, dẫn đến việc hạn chế sử dụng các ngôn ngữ khác.
Xem bài viết liên quan
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu được thế nào là ngôn ngữ, có bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới và đâu là những ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay. Unia.vn với những thông tin trên đây, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một ngôn ngữ phù hợp nhất để học thật tốt và phát triển sự nghiệp nhé!