Khi bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn không biết bắt đầu từ đâu, bạn khá mông lung và bạn giống như một tờ giấy trắng tiếp cận ngôn ngữ một cách từ từ, chậm rãi. Hy vọng, sau bài viết này của unia.vn sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Học tiếng Anh cho người mới bắt đầu từ đâu?” và tự vạch ra cho bản thân lộ trình học dành cho người mới bắt đầu hiểu quả nhất.
Nội dung chính
1. Các bước học tiếng Anh hiệu quả cho người mới bắt đầu
Đối với người mới bắt đầu tiếng Anh thì có thể nói những yếu tố quyết định sự hiệu quả của quá trình phải kể đến là Nói–Nghe–Ngữ pháp–Từ Vựng, đây là những nền tảng thiết yếu giúp người học học tốt các kỹ năng trong khi sử dụng tiếng Anh. Hãy cùng tham khảo những lời khuyên để học tiếng Anh dành cho những bạn mới bắt đầu.
1.1. Học từ điều cơ bản nhất – Học Phát âm
Học sinh Việt được xem là dễ dàng tiếp cận và làm quen với tiếng Anh hơn bởi bảng chữ cái tiếng Việt khá giống với bảng chữ cái trong tiếng Anh. Tuy nhiên, khi học tiếng Anh, người Việt thường có thói quen bỏ quên “ending sounds” (âm cuối). Thậm chí những học viên đã học tiếng Anh nhiều năm vẫn tìm kiếm các khóa học Pronunciation (phát âm) hay Phonics để luyện phát âm chính xác hơn, bởi đó là nền tảng quan trọng giúp người học phát triển kỹ năng nói tiếng Anh.
Để luyện phát âm tốt, người mới bắt đầu nên học quy tắc phát âm theo chuẩn IPA, từng âm tiết, đến từ vựng và câu. Mỗi ngày, bạn nên dành ra ít nhất 20 phút để luyện phát âm tiếng Anh. Sử dụng nguồn từ điển tin cậy như Cambridge, Oxford hoặc luyện tập cùng giáo viên và bạn bè trên lớp cũng là cách hiệu quả.
Ngoài ta, bạn cũng có thể tham khảo một số giáo trình phát âm cơ bản như American accent training (Có kèm tài liệu và Audio), Ship or Sheep,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực xem các video của người bản xứ: tin tức, bài hát, phim ảnh,… Khi xem, bạn nên bật phụ đề và cố gắng nghe để nhận diện âm, chứ không phải chỉ đọc phụ đề. Sau khi nghe xong, bạn hãy bắt chước lại y hệt cách phát âm và ngữ điệu của họ. Việc này giúp bạn cải thiện kỹ năng phát âm, ngữ điệu và “accent”, vô cùng hữu ích trong lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu.
1.2. Luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Khi học tiếng Anh, chỉ học phát âm thôi chưa đủ. Để nói tiếng Anh tốt bạn cần luyện nghe thường xuyên. Nghiên cứu đã chứng minh một khi các bạn nghe thường xuyên, bộ não sẽ tự động tiếp thu âm thanh, giọng nói và từ đó có thể giúp các bạn làm quen tốt hơn dù có thể ban đầu bạn nghe không hiểu gì.
Hãy nghe tiếng Anh mọi không gian và thời điểm mà bạn có thể, ví dụ nghe nhạc bằng tiếng Anh, xem tin tức bằng tiếng Anh, đọc sách, xem phim bằng tiếng Anh. Có hai phương pháp chủ đạo để luyện kĩ năng nghe:
Thứ nhất: Nghe chủ động
Nghe chủ động tức là bạn sẽ cố gắng nghe để hiểu và nắm bắt được nội dung. Nghe chủ động là phương pháp luyện nghe chính, bạn nên áp dụng thường xuyên để luyện tập hằng ngày.
Cách áp dụng nghe chủ động hiệu quả nhất chính là phương pháp nghe chép chính tả. Bạn nghe một đoạn băng, sau đó chép lại y hệt những gì đã nghe được. Bằng cách này, bạn sẽ nghe được cả những từ người bản xứ đọc lướt, phân biệt được những từ dễ nhầm lẫn. Dần dần, bạn sẽ thấy trình độ nghe của mình tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, trong quá trình luyện nghe, bạn cũng nên kết hợp học thêm cả ngữ pháp và từ vựng. Với từ vựng, bạn nên lọc từ vựng hay trong bài nghe, sau đó lần lượt học theo các khía cạnh sau:
- Cách phát âm (phiên âm + trọng âm)
- Từ loại liên quan (động từ, danh từ, tính từ)
- Từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa
- Ngữ cảnh sử dụng (bao gồm ví dụ)
- Các cụm từ cố định (collocations)
Về ngữ pháp, mỗi ngày, bạn chỉ cần học và ôn kỹ một chủ đề. Do ngữ pháp tiếng Anh không có quá nhiều kiến thức nên chỉ cần học 1 chủ đề/ngày là bạn có thể theo kịp tiến độ rồi.
Thứ hai: Nghe bị động
Nghe bị động tức là bạn nghe mà không chú trọng tới việc hiểu. Mục đích của việc này là giúp bạn hình thành thói quen nghe trong tiếng Anh, quen với cách phát âm và hình thành phản xạ với ngôn ngữ.
Nguồn nghe bạn có thể chọn vẫn là các bản tin tức, podcast, bài hát,… Bạn có thể nghe trước khi đi ngủ, khi đợi xe bus, làm việc nhà và chấp nhận nhiều chỗ không hiểu. Bạn hãy đắm mình trong ngôn ngữ, để tai bạn hấp thụ ngoại ngữ một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên là cách học bổ trợ, không nên sử dụng như phương pháp chính nếu bạn muốn tiến bộ nhanh.
1.3. Luyện tập kĩ năng nói
Nghe và nói là hai kỹ năng vận dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Để nói tốt, bạn hãy nghe thật nhiều và bắt chước nói theo những gì bạn được nghe. Bạn hãy nói theo khi xem phim, nghe nhạc, nghe bản tin trên Radio,…
Ngoài ra, bạn cũng nên tiếp xúc với người bản ngữ và cố gắng giao tiếp với họ. Luyện tập thật nhiều, dần dần bạn sẽ thấy mình nói tiếng Anh trôi chảy hơn rất nhiều.
Xem thêm bài viết: Bí quyết luyện nói tiếng Anh hiệu quả nhất
1.4. Luyện tập kĩ năng đọc
Đọc là một kỹ năng cần thiết và bạn có thể học hỏi rất nhiều trong quá trình đọc. Khi đọc, bạn sẽ học được các cấu trúc câu mới, cách diễn đạt và vốn từ phong phú. Đặc biệt, nguồn đọc chính là ý tưởng dồi dào cho kỹ năng viết, giúp bạn có thêm kiến thức để bổ sung cho luận điểm của mình.
Một số nguồn đọc uy tín các bạn có thể tham khảo là:
- Các tạp chí, tờ báo nổi tiếng: BBC, VOA, The Guardian,…
- Truyện bằng tiếng Anh
- Các bài đọc (Reading) trong IELTS, TOEFL, TOEIC
1.5. Luyện tập kĩ năng viết
Với người mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn hãy bắt đầu luyện kỹ năng viết bằng cách viết nhật ký bằng tiếng Anh. Đơn giản thôi, hãy viết theo từng chủ đề như: “What do you like?”, “What did you today ?” và sử dụng thật nhiều từ mới. Bạn nên đọc nhiều sách tiếng Anh để viết đúng cấu trúc và sử dụng văn phong mượt mà hơn.
1.6. Học từ vựng phổ biến và tìm hiểu ngữ pháp cơ bản nhất
Từ vựng là chìa khóa cơ bản đầu tiên để học tiếng Anh. Khi sở hữu vốn từ vựng phong phú, người học sẽ dễ dàng vận dụng hiệu quả vào các kỹ năng nghe, nói hay viết. Hãy học những từ vựng tiếng Anh giao tiếp thông dụng nhất và học theo chủ đề:
- Numbers (số đếm)
- Time (giờ, thứ, ngày, tháng, mùa…)
- Friends and family (gia đình và bạn bè)
- School and office (nơi làm việc và học tập)
- Hobbies (sở thích)
- Daily routines (hoạt động hàng ngày)
- Free time activities (hoạt động khi rảnh rỗi)
- Food and drink (đồ ăn thức uống)
- Place (nơi chốn)
Ngoài ra, với mỗi nhóm từ học được, bạn nên thực hành ngay và liên tục mỗi khi bắt gặp hình ảnh liên quan đến nhóm từ đó.
Khác với ngữ pháp tiếng Việt, ngữ pháp trong tiếng Anh sẽ có nhiều sự đảo lộn vị trí của từ trong câu. Nhưng hãy nghĩ đến cách học hiệu quả nhất cho bạn, chẳng hạn, thay vì phải nhớ trong tiếng Anh có 13 thì, bạn hãy nhớ chỉ có hai nhóm thì là hiện tại/tương lại và quá khứ, sau đó bẻ nhánh các thì ra các bạn sẽ rất dễ nhớ.
2. Cách học tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu
Đừng vội vàng khi lao ngay vào học ngữ pháp tiếng Anh.
Rất nhiều người, đối với các cấu trúc câu, văn phạm, các thì…biết rất rõ nhưng không nói được một câu nào. Mục đích học tiếng Anh của bạn là gì, để qua các kỳ thi hay để giao tiếp được? Ngữ pháp chỉ làm bạn khi nói nhớ về cấu trúc câu, nghĩ phải làm sao đừng sai ngữ nghĩa. Và việc đó sẽ làm chậm tiến trình phát triển khả năng giao tiếp của bạn.
Những đứa trẻ bản ngữ làm gì được học chút ngữ pháp nào và chúng vẫn có một khả năng giao tiếp cực tốt. Đơn giản, trẻ con được nghe tiếng bản ngữ, nói tiếng bản ngữ ngay từ khi còn nhỏ. Bạn hãy học tập điều đó nghe và nói trước khi tìm đến ngữ pháp. Chắc chắn sẽ có hiệu quả nhanh chóng.
Phải nghe tiếng Anh thật nhiều
Chính là phải nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại, nghe bất kỳ lúc nào. Như đã nói, một ngôn ngữ tiếp xúc với chúng ta qua tai đầu tiên. Bạn cần phải nghe hàng ngày, nghe xong và nhắc lại. Thời gian đầu bạn có thể không hiểu nhiều về những thứ bạn nghe được nhưng dần dần mọi thứ sẽ tốt lên. Trải qua một thời gian khổ luyện với việc nghe thật nhiều bạn sẽ có một sự nhạy cảm tiếng Anh và một âm điệu cực tốt để nói và viết. Khả năng của bạn sẽ tiến bộ từng ngày.
Học sâu:
Ngoài việc nghe hằng ngày, việc học từ và nói cũng là rất quan trọng. Tuy vậy dù nói thế nào đi nữa bạn cũng phải học thật chậm, thật sâu để tiếng Anh dần dần ngấm vào đầu bạn. Việc học lướt qua sẽ chỉ làm một ngôn ngữ bám lên người và nó có thể rời khỏi bạn bất kỳ lúc nào.
Với việc học từ hãy ghép nó với các câu, các văn bản rồi tạo cho mình 1 quyển sổ để ghi lại tất cả. Với học nói hãy tập thường xuyên ở một chủ đề nào đó đến bao giờ trôi chảy mới thôi. Còn học nghe như đã nói hãy thực hiện bất kỳ lúc nào bạn có thời gian. Học thật sâu bởi “dục tốc bất đạt” và càng học kỹ thì càng nhanh và hiệu quả.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Khám phá 7 kỳ quan thế giới độc đáo
- Tổng hợp những bài hát tiếng Anh bất hủ không thể bỏ qua
- Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cơ bản
3. Tổng hợp các câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản
Việc học những câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản không quá khó. Quan trọng nhất là bạn cần hết sức quyết tâm và kiên trì. Đồng thời thường xuyên áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Việc học những câu giao tiếp cũng là phương pháp học thi IELTS dành cho những bạn mới bắt đầu hay còn yếu kỹ năng speaking. Dưới đây là các câu giao tiếp cơ bản:
3.1. Câu hỏi sử dụng trong giao tiếp hàng ngày
- What’s up? – Có chuyện gì vậy?
- How’s it going? – Dạo này ra sao rồi?
- What have you been doing? – Dạo này đang làm gì?
- Nothing much. – Không có gì mới cả.
- What’s on your mind? – Bạn đang suy nghĩ gì vậy?
- Seen Melissa? – Có thấy Melissa không?
- How come? – Làm thế nào mà được như vậy?
- So we’ve met again, eh? – Thế là ta lại gặp nhau phải không?
- Pardon me? Can you please repeat? – Xin thứ lỗi cho tôi? Xin vui lòng lặp lại có được không?
3.2. Câu trả lời- câu cảm thán
- Say cheese! – Cười lên nào ! (Khi chụp hình)
- Bottom up! – Xin mời cạn chén! 100% nào!
- It’s none of your business. – Không phải là chuyện của bạn.
- Is that so? – Vậy hả?
- How come? – Làm thế nào mà được như vậy?
- Absolutely! – Chắc chắn rồi!
- Definitely! – Quá đúng!
- Of course! – Dĩ nhiên!
- You better believe it! – Chắc chắn mà!
- I guess so. – Tôi đoán vậy.
- There’s no way to know. – Làm sao mà biết được.
- I can’t say for sure. – Tôi không thể nói chắc.
- This is too good to be true! – Chuyện này khó tin quá!
- No way! (Stop joking!) – Thôi đi (đừng đùa nữa).
- I got it. – Tôi hiểu rồi.
- Right on! (Great!) – Quá đúng!
- I did it! (I made it!) – Tôi thành công rồi!
- Got a minute? – Có rảnh không?
- I won’t take but a minute. – Sẽ không mất nhiều thời gian đâu.
- Speak up please! – Vui lòng hãy nói lớn lên.
- Come here please. – Vui lòng đến đây.
- Come over! – Ghé chơi nhé!
- Please don’t go yet. – Xin đừng đi vội!
- Please go first. After you. – Xin nhường đi trước. Tôi xin đi sau.
- Thanks for letting me go first. – Cám ơn đã nhường đường.
- What a relief. – Thật là nhẹ nhõm.
- You’re a life-saver. – Bạn đúng là cứu tinh.
- I know I can count on you. – Tôi biết mình có thể trông cậy vào bạn mà.
- That’s a lie! – Xạo quá!
- Do as I say please. – Vui lòng làm theo lời tôi.
- This is enough! – Đủ rồi đó!
- Please explain to me why. – Vui lòng hãy giải thích cho tôi tại sao.
- Make some noise! – Sôi nổi lên nào!
- No litter. – Cấm vứt rác.
- Go for it! – Cứ liều thử đi.
- How cute! – Ngộ nghĩnh, dễ thương quá!
- Excuse me. – Xin thứ lỗi cho tôi / Xin phép
Trên đây là toàn bộ lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu vô cùng đơn giản mà hiệu quả mà unia.vn đã tổng hợp và chia sẻ cho bạn. Đây là một khoảng thời gian vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu kiến thức của bạn sau này. Vì thế, hãy chăm chỉ theo đúng lộ trình đặt ra, dần dần bạn sẽ trả lời được câu hỏi: “Học tiếng Anh cho người mới bắt đầu từ đâu?”. Chúc bạn thành công!