Theo Cambridge dictionary, perspective có thể được hiểu theo 2 nghĩa. Đó có thể là một nhân tố trong lĩnh vực nghệ thuật.
Trong khi ở cách hiểu thứ 2, perspective được sử dụng phổ biến hơn là “Particular way of consider something”, có thể hiểu là quan điểm, lối suy nghĩ. Nhưng hôm nay Unia.vn sẽ giải thích cho bạn ở cách hiểu thứ 2, đó là nghĩa quan điểm.
Nội dung chính
1. Bạn hiểu perspective là gì trong tiếng Anh?
Trong từ điển tiếng Anh Cambridge perspective là một danh từ chỉ:
- Nhận xét về một điều gì đó theo một cách riêng.
- Suy nghĩ về một vấn đề hay một tình huống một cách sáng suốt và hợp lý.
- Để so sánh một sự việc này với những sự việc khác nhau để có thể có được được sự phán quyết một cách chính xác và công bằng.
Thực tế là không chỉ riêng với perspective, rất nhiều từ và cụm từ khác trong tiếng Anh đa nghĩa và có những cách sử dụng chuẩn khác nhau. Trước khi tìm hiểu cụ thể về perspective gồm những từ ngữ nào, đi kèm hay kết hợp với cầu trúc nào thông dụng để lưu ý khi sử dụng thì tham khảo sơ qua những cách hiểu của perspective đã nhé.
Perspective vừa là danh từ và tính từ trong tiếng Anh. Khi sử dụng là một danh từ, nghĩa thông dụng nhất mà chúng ta bắt gặp với một Perspective là góc nhìn, cách nhìn, quan điểm của một người nào đó khi muốn đề cập đến vấn đề mà anh ta muốn bày tỏ ý kiến dựa trên những trải nghiệm hay lối suy nghĩ của bản thân.
Trong trường hợp, perspective được dùng tương tự như “viewpoint”, “opinion”. Thường thì, mỗi người sẽ có một perspective khác nhau và để có thể thể hiện được cái nhìn, góc nhìn đó, người bản ngữ thường dùng đính kèm với giới từ “From” để diễn đạt rằng: Đây là cái nhìn của cá nhân trong khi đó, cũng diễn tả một câu với ý nghĩa tương tự song Opinion lại hay đi cùng với tính từ “in”.
Để nắm rõ hơn về cấu trúc này, các bạn tham khảo ví dụ dưới đây nhé:
- From a social perspective, I’m really much a liberal, although my economic policies are very conservative. Theo quan điểm của nhiều người, tôi là người rất phóng khoáng, mặc dù những chính sách về kinh tế mà tôi ban hành khá bảo thủ.
- She brings a new perspective to the job. Cô ấy đã mang một cái nhìn mới về công việc.
Cũng dùng với loại là dành từ, song ngoài ý nghĩa là quan điểm hay góc nhìn, perspective khi kết hợp với động từ như “Put in” theo cấu trúc “Put something in (to) perspective” lại được hiểu theo một nghĩa khác.
Những trường hợp này, trong giao tiếp hằng ngày thì ít gặp nhưng trong các tài liệu học thuật như IELTS, bạn sẽ gặp nó thường xuyên với ý nghĩa là khả năng cân nhắc, đối chiếu, so sánh giữa một vật này với một vật khác một cách thấu đáo, chính xác, công bằng.
Một ví dụ trong trường hợp này, các bạn có thể theo dõi cụ thể trong ví dụ sau:
Total investments for this year reached $40 million and to put this into perspective, investment this year were double those made in 2010. Tổng đầu tư trong năm đã đạt khoảng 40%, đặt trong so sánh thì đầu tư năm nay đã gấp đôi năm 2010.
Một cụm từ thường xuyên khác cũng thường bắt gặp trong một số tài liệu học thuật như báo chí hay sách: Let/ keep something in perspective để nghĩ một tình huống hoặc vấn đề một cách hợp lý và tích cực.
Ví dụ:
You must keep things in perspective – the overall situation isot that bad. Bạn phải giữ được lập trường của mình đây, nhìn chung, tình hình vẫn chưa quá tệ đâu.
Bên cạnh một số trường hợp dễ bắt gặp như trên, Perspective còn kết hợp với một số giới từ “In perspective” hay “Out of perspective”.
Khi nhắc đến cụm từ “In perspective” để dễ nhớ bạn hãy liên tưởng đến trường hợp một người hoặc một vật gì đó có kích cỡ hoặc vị trí rất hợp, đẹp mắt khi đặt trong quan hệ so sánh với những thứ khác trong một bức tranh hay tổng thể.
Trong khi out of perspective mang nghĩa ngược lại và vì thế người nhìn vào sẽ cảm thấy thiếu chân thật và tự nhiên.
Xem thêm bài viết liên quan: Recommend – Cấu trúc và cách sử dụng chính xác
2. Tầm quan trọng của quan điểm cá nhân
Quan điểm cá nhân trong công việc
Quan điểm cá nhân rất quan trọng trong một doanh nghiệp hay một công ty. Một công ty có phát triển hay không chính là nhờ vào từng nhân tố tài năng tiềm ẩn trong một tập thể.
Vì tập thể mà phát huy tinh thần cá nhân hướng đến “cái tôi chung” thay vì “tư lợi cá nhân” một cách làm việc trái ngược, mang ý nghĩa tiêu cực trong một tập thể.
Ví dụ khi một công ty đang đi vào bế tắc đến mức gần phá sản trong cuộc họp không ai dám đưa ra quan điểm cá nhân để bày tỏ quan điểm của mình về tình hình chung.
Vì lúc này họ đang lo cho số phận của họ khi nhìn thấy tình hình đi xuống trầm trọng của một công ty.
Thay vào đó một nhân viên khác lại đưa ra quan điểm và phân tích tình hình một cách cụ thể rồi đưa ra giải pháp tạm thời hay dài hạn để cứu lấy công ty. Bởi họ đưa ra quan điểm cá nhân để phục vụ cho mục đích chung của công ty – Một suy nghĩ trường kỳ thay vì thiển cận.
Quan điểm cá nhân trong làm việc nhóm
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” tư tưởng lớn mà gặp nhau mà đồng thuận thì công việc suôn sẻ “đi lên như diều gặp bão”.
Nhưng khi cái tôi cá nhân quá cao đó là một biểu hiện khá tương tự với “bảo thủ” thì dẫn đến sự lụi bại và bất đồng quan điểm trong việc làm việc nhóm.
Bởi đơn giản khi quan điểm cá nhân được thể hiện trong một nhóm hay một tập thể nghĩ theo một cách tích cực thì một bài thảo luận sẽ trở nên thật phong phú đa sắc màu góp phần làm cho tập thể đi lên.
Ngược lại khi suy nghĩ theo hướng tiêu cực, nếu ai cũng muốn “nâng cao quan điểm cá nhân”, khăng khăng giữ lấy quan điểm của mình, cho rằng mình đúng và không chấp nhận những yếu kém của bản thân, không nghe theo ai thì đó là biểu hiện của tính “bảo thủ”.
Làm sao để thể hiện quan điểm trong khi làm việc nhóm một cách hiệu quả:
- Kỹ năng quan sát (thái độ, cảm xúc, hoàn cảnh của mọi người xung quanh mình) và lắng nghe (cả hai chiều điểm tốt và điểm chưa tốt để học hỏi cái mới và loại bỏ những cái chưa tốt) luôn được ưu tiên hàng đầu bởi người ta sinh ra hai cái tai để nghe nhiều hơn và một cái miệng để nói ít hơn.
- Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút người nhìn (giao tiếp bằng mắt, giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể, giao tiếp bằng ngôn ngữ…)
- Bình tĩnh trước những ý kiến trái chiều với quan điểm cá nhân, kiếm chế cảm xúc cá nhân.
- Phân tích và lập luận vấn đề một cách chặt chẽ, thuyết phục người nghe, nhìn: Quan điểm hay ý kiến có tốt đến đâu mà cách thể hiện không có tính thuyết phục thì ai nghe?vậy nên bạn phải tự rèn luyện cho bản thân bằng cách trạng bị cho mình những kiến thức cần thiết và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ thật lưu loát, dễ hiểu, vậy thì có khó gì để thuyết phục mọi người khi khắc đạt được những điểm trên.
- Quyết định mọi việc dựa trên ý kiến chung và sự đồng ý của mọi thành viên trong nhóm.
- Có trách nhiệm trong mọi công việc được giao.
Mọi thứ luôn có hai mặt của nó và ranh giới giữa hai khái niệm rõ ràng nhưng cũng rất mong manh. Chỉ cần một hành hành động hay là một quan điểm sai sẽ dẫn đến những hậu quả không lường.
Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên
Mượn câu nói của một nhà chính trị đồng thời cũng là một nhà biên phiên dịch trong lĩnh vực ngoại giao, ông quan niệm “ tôi không phải là người tài nhưng được người tài sử dụng”.
Bởi đó là lý do tại sao trong mối quan hệ sếp và nhân viên đã là người cấp dưới thì phải nghe lệnh cấp trên là luật bất thành văn. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên không được đưa ra quan điểm cá nhân.
Sự khác biệt trong văn hóa và phong cách làm việc Á – Âu
“Nhập gia tùy tục” mỗi nơi làm việc lại có một phong cách làm việc khác nhau cũng giống như vậy khi xác định được văn hóa, đối tượng, văn phong làm việc thì công việc và mối quan quan hệ “sếp và nhân viên” không quá trở nên căng thẳng mà thậm chí được kéo lại gần nhau hơn. Từ đó làm việc một cách trơn tru, đồng điệu hơn.
“Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” và đặc biệt hơn nữa là “ biết điều”.
Khác với quan niệm Âu – Mỹ họ khá cởi mở với việc thể hiện quan điểm cá nhân, tính tự lập trong công việc và thậm chí sẵn sàng tranh luận đến cùng về một vấn đề được bàn tới.
Một người càng có chính kiến (dựa trên kiến thức đã có cộng thêm tài thiên bẩm) thể hiện được rõ quan điểm cá nhân của mình một cách thuyết phục càng chứng minh được năng lực của mình. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên luôn được duy trì một cách bình đẳng và độc lập.
Trong khi các nước Á – Đông lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại rằng “tính tập thể” lại được đề cao và mối quan hệ sếp- nhân viên có sự phân biệt cấp bậc rõ ràng “tính tập thể” được coi trọng hơn cả thay vì “tính cá nhân”.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Văn hóa, phong tục, tập quán và phong cách làm việc của mỗi quốc gia.
Vậy đâu là giải pháp?
- Việc thể hiện quan điểm cá nhân cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động để tránh tình trạng mâu thuẫn nội bộ, mất đoàn kết và làm cho mối quan hệ trong một nhóm tập thể trở nên căng thẳng hơn.
- Cần xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của bản thân đang làm việc ở đâu? với ai? khi nào? Trong hoàn cảnh nào?
- Có nhiều cách thể hiện quan điểm cá nhân trong lời nói, hành động, sản phẩm… để mang lại tính thuyết phục.
- Thái độ thể hiện cũng một phần quyết định đến kết quả.
3. Quan điểm cá nhân nên hay không nên?
Quan điểm cá nhân trong giáo dục
Thời gian có thể làm cho mọi thứ đổi kể cả quan điểm hay cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người. Thay đổi ở đây là để thích nghi với môi trường sống, học tập và làm việc.
Cho nên không thể nói người này sống ở Mỹ thì chắc chắn phải như thế này người kia sống ở Việt Nam thì phải như thế kia. Việc thể hiện quan điểm cá nhân nên được cởi mở hơn trong mọi lĩnh vực, đặc biệt hơn là trong giáo dục.
Một lớp học sẽ như thế nào nếu không có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. sẽ thật nhàm chán khi một tiết học chỉ có nghe và chép thay vì nói và phản biện.
Hiểu theo một hướng tích cực thì nó sẽ giúp cho học sinh/ sinh viên tăng khả năng giao tiếp và phản xạ. Hơn nữa giúp cho học sinh rèn luyện được tính tự lập trong việc tự học và nghiên cứu để phát triển bản thân.
Trong định hướng nghề nghiệp
Hay cụ thể hơn nữa là trong việc hướng nghiệp cho con cái. Bên cạnh những gia đình có quan điểm cởi mở trong việc tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ ý kiến của con cái trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.
Bên cạnh đó, cũng có những gia đình đặt sẵn cho con mình một cái ghế của một vị trí trong tương lai và yêu cầu con phải nghe theo lời mình.
Điều đó dẫn đến thực trạng lười biếng, phụ thuộc, ỷ lại vì được bao bọc một cách quá mức của cha mẹ đối với con cái. Tưởng chừng như điều này tốt mà lại là một điều tệ hại khi những đứa con của họ không có cơ hội được phát triển bản thân theo chính năng lực của mình.
4. Giải pháp giải quyết bất đồng quan điểm với sếp
Thực tế là không một nhân viên nào muốn rơi vào tình cảnh “chống” lại những perspective của cấp trên cả.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta buộc bị dồn vào bước đường cùng chỉ với một lựa chọn hoặc “cãi tay đôi” hoặc “dừng lại và chấp nhận mình sai”.
Để ra khỏi những trường hợp đó, hơn ai hết trong những tình huống đó, bạn cần một chút nỗ lực và sự khéo léo để thuyết phục sếp và đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ.
Xây dựng lòng tin tưởng đủ mạnh
Dù có đánh giá quan điểm của bản thân mình đến đâu, thì ngay sau những vụ bất đồng với cấp trên, bạn nên là người đầu tiên nhận ra được rằng, sếp mình có sai, có chưa hoàn hảo đi chăng nữa, thì ít nhất tuổi đời trải nghiệm của họ cũng hơn bạn rất nhiều trong việc sai và sửa.
Chúng ta không ai hoàn hảo và vì thế không phải lúc nào cũng có thể đưa ra được một quan điểm đúng đắn.
Cách duy nhất để có thể làm bạn thấy nhẹ lòng hơn đó chính là tái tạo lại niềm tin một lần nữa. Nếu không có lòng tin thì dù có lên bao nhiêu kế hoạch để nói rõ vấn đề với sếp thì nó vẫn không đủ để chiến thắng được cái tôi hiếu thắng của bạn.
Chỉ khi nào, bạn có được lòng tin của sếp qua những gì bạn cống hiến và thái độ nghiêm túc trong công việc, năng lực của bạn phải ổn định qua các thời kỳ khác nhau của doanh nghiệp để cấp trên đánh giá bạn là người đủ tin cậy.
Chi khi nào đủ tin cậy, sếp mới lắng nghe bạn và từ đấy bạn có thể đưa ra những diễn giải hợp lý.
Hãy luôn làm đúng thời hạn công việc được giao, và luôn nỗ lực hết mình. Năng lực của bạn phải ổn định qua nhiều thời kỳ khác nhau để thể hiện rằng bạn là một nhân viên đáng tin cậy của công ty.
Bạn không chỉ phải tôn trọng sếp, phải đáp ứng được những kỳ vọng mà sếp đặt ra cho bạn mà còn cho thấy rằng bạn rất quan tâm đến mọi việc.
Giữ bình tĩnh
Benjamin Franklin đã từng nói “Sự khéo léo là việc phải nhớ không chỉ nói đúng việc đúng lúc, mà còn phải biết việc khó hơn là kềm chế nói những điều không đúng vào lúc bạn muốn nói nhất.”
Hãy thể hiện cho sếp biết là bạn không tranh luận vì lý do cá nhân.
Nếu có bất đồng với sếp, cách bạn trình bày ý kiến khác với sếp sẽ nói lên tất cả. Nếu như bạn tránh né những câu trả lời thẳng thắn và xin lỗi quá nhiều, bạn đã không thật nghiêm túc. Nếu như bạn quá hung hăng, nỗ lực tranh luận của bạn có thể phản tác dụng. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, thật tập trung và nói thật chắc chắn.
Trong một vài trường hợp, sếp bạn sẽ muốn bạn thấy rằng rõ ràng bạn đang phạm lỗi. Đừng để nhiều người biết mà hãy trao đổi trực tiếp với sếp. Đừng bao giờ nói xấu sếp với nhiều người, vì bạn sẽ đánh mất niềm tin mà bạn đã vất vả gầy dựng với sếp.
Bỏ qua những việc nhỏ nhặt
Sếp bạn và bạn có vai trò khác nhau, nên nếu bạn bất đồng ý kiến với sếp về những việc nhỏ nhặt thì sếp sẽ nghĩ bạn đang không tập trung vào những việc quan trọng hơn. Hãy luôn nhớ rằng sếp rất bận rộn nên chỉ quan tâm đến những việc lớn lao. Bạn nên chọn những cuộc tranh luận nào xứng đáng và bỏ qua những việc nhỏ nhặt nếu không cần thiết.
Chờ đúng thời cơ
Thời cơ và sự khéo léo phải đi đôi với nhau. Bạn cần biết tính cách của sếp trước khi trình bày vấn đề, và nên tìm lúc thích hợp. Nếu như sếp bận vào buổi sáng thì bạn nên để trưa hãy trao đổi. Hoặc sếp không thích bị phê bình hay chỉ trích thì bạn chỉ nên họp ngắn gọn để sếp được chuẩn bị về mặt tâm lý tốt hơn.
Biết người biết ta
Không có gì tệ hơn việc một nhân viên tỏ vẻ biết nhiều nhưng lại không có những thông tin thuyết phục. Do đó bạn phải nắm rõ những gì mình sẽ nói với sếp, và tập trung vào ý chính để cuộc thảo luận không bị lái sang chủ đề khác.
Những công ty lớn mạnh đa phần là nhờ những sự bất đồng ý kiến theo hướng tích cực, vì họ sẽ nhìn thấy nhiều khía cạnh của một vấn đề và đưa ra giải pháp toàn diện nhất.
Trong khi bạn thu thập thông tin, hãy thử tưởng tượng ra những câu hỏi mà sếp bạn có thể đặt ra. Vì sao sếp không đồng ý với bạn và nguyên nhân từ đâu?
Bạn có thể dùng những thông tin mình có để thuyết phục sếp nhìn theo quan điểm của bạn hay không? Hãy chuẩn bị những dẫn chứng thuyết phục nhất cho câu trả lời của bạn.
Biết khi nào nên dừng lại
Bạn có thể sẽ không thể thắng trong tất cả các cuộc tranh luận vì thời gian chưa thích hợp. Nếu sếp của bạn từ chối ý kiến của bạn, hãy tôn trọng ý kiến của họ và vẫn thể hiện cho họ biết rằng bạn vẫn luôn ủng hộ họ.
Cách bạn chấp nhận thất bại trong cuộc tranh luận sẽ củng cố niềm tin từ sếp dành cho bạn, và cũng đồng thời quyết định được việc sếp có tham khảo ý kiến của bạn cho những việc trong tương lai hay không.
Bạn sẽ tỏa sáng nếu có những lý do xác đáng, và cũng giúp bạn trở thành nhân viên quan trọng trong công ty.
Hãy nhớ rằng bất đồng theo hướng tích cực sẽ giúp công ty lớn mạnh, và bạn đang đóng góp cho công ty. Bạn cũng chứng tỏ được rằng bạn đang dần dần sẵn sàng tiếp nhận những vị trí cao hơn khi thời cơ đến.
Hi vọng những thông tin trên đây mà Unia.vn chia sẻ về cách hiểu Perspective là gì, cách sử dụng perspective trong tiếng Anh cũng như cách giải quyết bất đồng quan điểm với sếp sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!