Động từ thường trong tiếng Anh và cách dùng chi tiết nhất

Động từ thường (Action verb) là một dạng của động từ đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong câu tiếng Anh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng và dễ bị nhầm lẫn với động từ tobe.

Chính vì vậy bài viết dưới đây Unia.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về động từ thường nhé!

1. Định nghĩa của động từ thường

Động từ thường (Action verb) là động từ diễn tả hành động chính trong câu. Các động từ đó có thể là động từ diễn tả hành động vật lý như run, jump, crash,… Hoặc mang tính trừu tượng như think, miss, learn,…

Định nghĩa của động từ thường
Định nghĩa của động từ thường

2. Các loại động từ thường trong tiếng Anh

Động từ thường có 2 loại đó là nội động từ (intransitive verbs) và ngoại động từ (transitive verbs).

2.1. Nội động từ (Intransitive verbs)

Nội động từ là những từ chỉ hành động của đối tượng thực hiện nó, không cần tân ngữ trực tiếp đi theo. Nếu sau động từ là tân ngữ thì phải có giới từ ở phía trước.

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
 Các loại động từ thường trong tiếng Anh
Các loại động từ thường trong tiếng Anh

Ví dụ: She fell out of the tree. (Cô ta ngã từ trên cây xuống.)

Các nội động từ: Faint (ngất), hesitate (do dự), lie (nối dối), occur (xãy ra), pause (dừng lại), rain (mưa), remain (cònlại), sleep (ngủ), arrive (đến), come (tới), cough (ho), happen (xảy ra), rise (mọc), work (làm), wait (đợi), disappear (biến mất), live (sống), snow (đổ tuyết)…

Ví dụ:

  • I am working at FLC group. (Tôi đang làm việc ở tập đoàn FLC.)
  • Tom lied to his mom. (Tôm đã nói dối mẹ của anh ta.)

2.2. Ngoại động từ (Transitive verbs)

Ngoại động từ trong tiếng Anh là những từ chỉ các hành động của chủ thể tác động đến một đối tượng khác. Chúng không đi một mình mà phải đi kèm theo một tân ngữ trực tiếp để thành một câu có nghĩa.

Ví dụ: The car hit the tree. (The car hit. Hit what?) (Chiếc xe hơi tông vào cái cây.)

Các ngoại động từ: Allow (cho phép), blame (trách cứ, đổ lổi), enjoy (thích thú), want (muốn), beat (đánh), hit (đập), have (có), like (thích), need (cần), name (đặt tên), prove (chứng tỏ), remind (nhắc nhỡ), rent (cho thuê), select (lựa chọn), wrap (bao bọc), rob (cướp), own (nợ), greet (chào), make (tạo), buy (mua), join (tham dự), attend (tham dự),…

Ví dụ:

  • Please answer my questions. (Transitive verb) (Làm ơn trả lời câu hỏi của tôi.)
  • “My name is Lily.” – I answered. (Intransitive verb) (Tên cuả tôi là Lily – Tôi trả lời.)

3. Động từ giới hạn và không giới hạn

Động từ giới hạn và không giới hạn
Động từ giới hạn và không giới hạn

3.1. Động từ giới hạn

Động từ giới hạn là những động từ hoà hợp với chủ ngữ về ngôi và số, thông thường được hình thành bằng cách biến đổi phần đuôi của động từ.

Ví dụ:

  • Be: Am, is, are, was, were…
  • Go: Go, goes, went, is going, will go…
  • Work: Work, works, worked, are working…

3.2. Động từ không giới hạn

Động từ không giới hạn là những động từ không biến đổi hình thức dù chủ ngữ của nó ở số ít hay số nhiều, ở thì hiện tại hay quá khứ.

Các động từ không giới hạn trong tiếng Anh gồm có:

  • Nguyên mẫu có to (Infinitive): To be, to go, to work
  • Phân từ hiện tại (Present Participle) và danh động từ (Gerund): Being, going, working
  • Phân từ quá khứ (Past Participle): Been, gone, worked.

Xem thêm: So sánh kép (Double Comparative) trong tiếng Anh

4. Động từ nối (Linking verbs)

4.1. Động từ nối (linking verb) là gì?

Động từ nối hay còn được gọi là liên động từ được dùng để nối chủ ngữ và vị ngữ (vị ngữ là một tính từ), chỉ tình trạng của đồ vật, người hay sự việc nào đó.

 Động từ nối (Linking verbs)
Động từ nối (Linking verbs)

Chúng không nhằm mục đích thể hiện hành động, nên chúng được bổ nghĩa bởi tính từchứ không phải tân ngữ.

Các động từ nối Linking Verb trong tiếng Anh thường gặp: Be, appear, feel, become, seem, look, remain, sound, smell, taste, get.

4.2. Đặc điểm

Không diễn đạt hành động mà diễn đạt trạng thái hoặc bản chất của sự việc. Sau linking verb phải là tính từ, cụm tính từ chứ không phải tân ngữ. Không được chia ở thể tiếp diễn dù dưới bất cứ loại thì nào.

Ví dụ:

  • I feel hungry after I walk home from school. (Tôi cảm thấy đói bụng sau khi đi bộ từ trường về nhà.)
  • The drink taste really good! (Thức uống này thật sự rất ngon.)

Lưu ý: Be, become, remain, get có thể đứng trước một cụm danh từ chứ không nhất thiết phải là tính từ.

Ví dụ:

  • Batman became the hero of Gotham after saving this city. (Noun) (Người dơi trở thành anh hùng của thành phố Gotham sau khi giải cứu thành phố này.)
  • He is my sister’s best friend. (Anh ta là bạn thân của em gái tôi.)
  • That man appeared at the door. (Người đàn ông đó xuất hiện tại cánh cửa.)

Feel, look, smell và taste cũng có thể là intransitive verb khi theo sau nó là tân ngữ trực tiếp (Direct object).

Trong trường hợp đó, nó trở thành một động từ mô tả hành động thực sự chứ không còn là một linking verb và bổ nghĩa cho nó phải là tân ngữ chứ không còn là tính từ. Chúng được phép chia ở thì tiếp diễn.

Ví dụ: The teacher looked at her students slowly. (Giáo viên chậm rãi nhìn đám học trò ở dưới lớp)

5. Động từ chỉ giác quan

5.1. Định nghĩa

Động từ chỉ giác quan (verb of perception) là động từ chỉ sự nhận thức của con người về sự vật bằng giác quan như nghe, nhìn, ngửi, nếm,…

Động từ chỉ giác quan
Động từ chỉ giác quan

Động từ theo sau các động từ chỉ giác quan có thể là V (bare) hoặc V-ing.

Các động từ chỉ giác quan trong tiếng Anh bao gồm: See, notice, hear, watch, look at, observe, listen to, feel, smell.

5.2. Cách dùng

Verbs of perception + V(bare): Diễn tả hành động đã hoàn tất, người nói chứng kiến toàn bộ quá trình xảy ra hành động đó.

Ví dụ:

heard a famous singer sing at the concert last night. (Tôi nghe một ca sỹ nổi tiếng hát trong buổi biểu diễn tối qua)
→ Hành động nghe ca sỹ hát đã diễn ra và kết thúc hôm qua.

Verbs of perception + V-ing: Chỉ hành động đang diễn ra, người nói chỉ chứng kiến được một phần quá trình hành động đó đó.

Ví dụ:

When I walked into the department, I heard someone singing in the bathroom.(Khi tôi đi vào căn hộ, tôi nghe ai đó đang hát trong phòng tắm.)
→ Hành động ‘ai đó đang hát’ diễn ra ngay tại thời điểm mà người nói chứng kiến. 

Động từ chỉ giác quan ở thể bị động

See/ hear/ notice + Ving -> Be seen/ be heard/ be noticed + Ving
See/ hear/ notice + V nguyên thể -> Be seen/ heard/ noticed + to V

Ví dụ:

  • A famous singer was heard to sing in the concert last night. (Người ta nghe một ca sỹ nổi tiếng hát trong buổi biểu diễn tối qua.)
  • When I got home, something was smelt burning. (Khi tôi về nhà, tôi ngửi thấy có thứ gì đó đang bốc cháy.)

Trên đây là tất cả kiến thức về động từ thường mà các bạn cần nắm vững. Chúc các bạn học tốt!

Bình luận