Occupational therapy là gì? Phân biệt ngành Physiotherapy therapy và Occupational therapy

Occupational therapy là một thuật ngữ phổ biến trong ngành y tế. Vậy, occupational therapy là gì? Có những phương pháp trị liệu nào? Những trường đại học nào đào tạo ngành occupational therapy? Để giải đáp thắc mắc, theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Occupational therapy là gì?

Occupational therapy là gì? Occupational therapy là hoạt động trị liệu, được viết tắt là OT. Đây là  phương pháp sử dụng các đánh giá và can thiệp y tế để duy trì, phục hồi và phát triển các hoạt động cho bệnh nhân về cả thể chất và tinh thần, qua đó giúp bệnh nhân có một cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Đối tượng thực hiện vật lý trị liệu này thường là những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, chấn thương hoặc suy yếu chức năng các bộ phận, khuyết tật.

2. Vai trò của Occupational therapy

Hiện nay, con người đang ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, chấn động tâm lý,… Do đó, phương pháp Occupational therapy được các chuyên gia y tế nghiên cứu và phát triển để điều trị, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

Occupational therapy là gì? Occupational therapy được xem là một hoạt động mang tính “nghệ thuật” kết hợp với các yếu khoa học để giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường. 

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Vai trò của Occupational therapy
Vai trò của Occupational therapy – Occupational therapy là gì

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cho các bệnh nhân khuyết tật có thể thực hiện các hoạt động thường ngày một cách dễ dàng giống như người bình thường. 

3. Phân biệt ngành Physiotherapy therapy và Occupational therapy

Physiotherapy therap (PT): Vật lý trị liệu

  • Tập trung vào việc cải thiện chuyển động, khả năng vận động và chức năng.
  • Sử dụng nhiều bài tập, kéo giãn hoặc các hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe.
  • Chủ yếu tập trung vào việc cải thiện sức khỏe sau các chấn thương

Occupational therapy (OT): Hoạt động trị liệu 

  • Tập trung vào việc cải thiện khả năng thực hiện các công việc hàng ngày dễ dàng hơn.
  • Tập trung vào việc làm cho môi trường gia đình hoặc trường học của trở nên tối ưu hơn cho cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
  • Thiên về giải quyết tâm lý nhiều hơn

Xem thêm:

4. Các phương pháp trị liệu

Phương pháp trị liệu cho trẻ em, thanh thiếu niên

Trước khi can thiệp occupational therapy, bước đầu tiên là đánh giá khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của trẻ. Các chuyên gia Occupational therapist xem xét điểm mạnh, điểm yếu với từng kỹ năng của trẻ bao gồm thể chất, nhận thức, cảm xúc, bối cảnh và môi trường xung quanh khi trẻ vui chơi.

Chuyên gia Occupational therapist sẽ phối hợp với phụ huynh hoặc người chăm sóc của trẻ trong việc lên kế hoạch điều trị, giúp phát triển các mục tiêu chức năng trong các hoạt động có ý nghĩa với bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên.

Các phương pháp có thể sử dụng với nhóm đối tượng là trẻ em và thanh thiếu niên là:

Phương pháp trị liệu cho trẻ em, thanh thiếu niên
Phương pháp trị liệu cho trẻ em, thanh thiếu niên – Occupational therapy là gì
  • Kỹ thuật hành vi: hướng đến việc thay đổi hành vi của trẻ, thay đổi môi trường, tác động trực tiếp đến trẻ thông qua việc sử dụng các quan điểm của bản thân hay các nhóm hoạt động.
  • Kỹ thuật thoa bóp: tác động vào xương khớp đối với những trẻ mắc chứng bệnh mất cảm giác, thiếu tập trung, tự kỷ; phân cho trẻ làm các công việc nặng hay đặt các chướng ngại vật. 
  • Phát triển các chương trình ngăn ngừa béo phì ở trẻ em tại trường học.
  • Tạo cơ hội để trẻ có thể phát triển chữ viết tay
  • Tư vấn với phụ huynh, giáo viên hay người chăm sóc trẻ về việc thay đổi, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động như: lập kế hoạch vận động, xử lý cảm giác, v.v.
  • Can thiệp vào bữa ăn của trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Phương pháp điều trị cho người lớn

Đối với những người lớn cần phục hồi chức năng sau các vụ chấn thương hay suy nhược cơ thể ở người lớn tuổi, các chuyên gia Occupational therapy sẽ giải quyết các nhu cầu về nhận thức, tâm lý, thể chất, v.v. 

Các hình thức có thể sử dụng để điều trị phục hồi chức năng của người lớn bao gồm:

  • Hướng dẫn về các kỹ năng xã hội với người lớn mắc chứng tự kỷ
  • Cung cấp giải pháp để giảm lo âu, chiến lược quản lý mệt mỏi nhằm tăng chất lượng của cuộc sống cho người lớn mắc bệnh ung thư
  • Trợ giúp người khuyết chi làm quen, đeo và tháo các chi nhân tạo.
  • Ứng dụng công nghệ mới như chuyển từ giọng nói thành văn bản, video game.
  • Hỗ trợ người bị đột quỵ nhanh chóng bình phục.

Xem thêm: Các tháng trong tiếng Anh

5. Những ai cần sử dụng phương pháp occupational therapy

Occupational Therapy cần thiết cho các trường hợp như:

  • Trẻ tự kỷ hay tự kỷ ám thị
  • Người bệnh rối loạn xử lý cảm giác
  • Trẻ em gặp phải các vấn đề khó khăn về học tập
  • Các tình trạng thương tật, dị tật bẩm sinh
  • Chấn thương ở não, tủy sống.
  • Trẻ chậm phát triển
  • Các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần
Những ai cần sử dụng phương pháp occupational therapy
Những ai cần sử dụng phương pháp occupational therapy – Occupational therapy là gì

Một số mảng có thể ứng dụng occupational therapy cho trẻ tự kỷ như:

  • Vui chơi
  • Nghỉ ngơi
  • Giáo dục
  • Hoạt động xã hội
  • Nghề nghiệp
  • Sinh hoạt đời sống

Xem thêm:

6. Mục tiêu của việc can thiệp Occupational Therapy ở trẻ tự kỷ

  • Dạy cho trẻ các kỹ năng cần thiết như  kiểm soát cảm xúc, quản lý sự sợ hãi, căng thẳng của bản thân.
  • Hỗ trợ cho trẻ các biện pháp cá nhân để có thể tự xử lý và vượt qua được những khó khăn hay các tác động từ bên ngoài.
  • Giúp trẻ cải thiện tốt các kỹ năng vận động, tạo điều kiện để kích thích khả năng viết của trẻ nhỏ để trẻ có thể đến trường và hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.
  • Giúp trẻ tự kỷ khả năng xử lý các rối loạn giác quan, đặc biệt là sự nhạy cảm quá mức đối với ánh sáng và âm thanh.
  • Hỗ trợ cải thiện và cân bằng cơ lực.
  • Loại bỏ tốt các khiếm khuyết, hành vi tiêu cực ở trẻ tự kỷ.
  • Nâng cao tính độc lập.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để tăng cường và hỗ trợ các hoạt động của trường học, ví dụ như:

  • Trang bị các công nghệ nhằm hỗ trợ tốt cho trẻ.
  • Thay đổi và nâng cao môi trường học tập để giúp trẻ khuyết tật, tự kỷ có thể tiếp cận tốt hơn với những hoạt động thể chất.
  • Lên kế hoạch, xây dựng cụ thể các hoạt động giáo dục, giảng dạy trên lớp học.
  • Tùy vào nhu cầu và những thách thức của mỗi trẻ để đưa ra phương pháp đánh giá, thay thế phù hợp.
  • Hỗ trợ các em phát triển kỹ năng đọc, viết, nghe để phát triển khả năng học tập.

7. Nhiệm vụ của một chuyên gia Occupational therapist

Occupational therapist đảm nhận các nhiệm vụ như: 

Nhiệm vụ của một chuyên gia Occupational therapist
Nhiệm vụ của một chuyên gia Occupational therapist – Occupational therapy là gì
  • Phân tích nhiệm vụ, thay đổi hành vi và môi trường để giảm tối đa các rào cản ảnh hưởng tới hoạt động của người bệnh
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến thể chất và tinh thần của bệnh nhân.
  • Can thiệp có liên quan tới gia đình, bối cảnh xã hội, bệnh nhân.
  • Ủng hộ, khuyến khích người khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa,… để hòa nhập với cộng đồng

8. Những kỹ năng cần có của một người làm Occupational therapy

Vì đây là một ngành đặc thù nên để trở thành một Occupational therapist chuyên nghiệp bạn cần trải qua nhiều thách thức, đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn giỏi, tâm lý ổn định, sức khỏe tốt.

Bên cạnh các kỹ năng về chuyên môn, Occupational therapist cũng cần có những kỹ năng và phẩm chất cần thiết như:

  • Đam mê với công việc, có thể làm việc với nhiều người.
  • Hòa động, cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo, nhạy bén để có thể nắm bắt tâm lý người khác.
  • Có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
  • Có khả năng làm việc với áp lực công việc lớn.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập tốt.

9. Trường đại học đào tạo Occupational Therapy tại Úc

Hiện tại, ở Việt Nam, gần như không có trường đại học nào đào tạo ngành này. Vì vậy, nếu muốn học chuyên sâu, bạn có thể chọn các trường đại học nước ngoài để du học. 

Một số trường ĐH ở Úc đang đào tạo ngành Occupational Therapy:

  • The University of Sydney
  • University of Canberra
  • Griffith University
  • Western Sydney University
  • Monash University
  • The University of Queensland
  • Australian Catholic University
  • University of South Australia
  • The University of Newcastle
  • Deakin University

Như vậy, qua bài viết mà Unia.vn chia sẻ, bạn đã được giải đáp thắc mắc occupational therapy là gì? Vai trò và các kỹ năng cần có của một chuyên gia Occupational therapist. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể hiểu hơn về ngành occupational therapy cũng như đưa ra được định hướng phù hợp cho tương lai của mình nhé!

Banner launching Moore

Bình luận