HR là gì? Công việc HR trong doanh nghiệp

HR là gì? là một bộ phận không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng trong ty. HR là một trong những cụm từ thường thấy.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết định nghĩa HR và những vị trí, đặc điểm trong ngành HR. Vì vậy Unia.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành HR.

1. HR là gì?

Vậy HR là gì? HR là viết tắt của cụm từ Human Resources, còn được biết đến với tên gọi “Human Capital Management” (Quản lý vốn con người, Quản lý nguồn nhân lực).

HR là gì
HR là gì

Thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng trong thập niên 60 của thế kỷ 20 khi các công ty bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của nhân lực trong quá trình hình thành và phát triển của mình.

Các công việc của HR liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho công ty và có kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực các cá nhân, phòng ban để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. Các vị trí cực hot trong ngành HR

Cơ cấu, tổ chức bộ máy phòng nhân sự tùy thuộc vào quy mô cũng như chiến lược phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vị trí và nhiệm vụ trong ngành HR sẽ bao gồm các vị trí như sau

2.1. Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)

Đây là vị trị đứng đầu trong các vị trí trong ngành HR. Vị trí này có nhiệm vụ quản lý, giám sát  mọi khía cạnh về nguồn nhân lực của toàn doanh nghiệp.

Đây cũng là vị trí cùng nhà quản lý xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức. Vì thế, người đảm nhận vị trí này cần có năng lực nhất định và tầm nhìn chiến lược dài hạn.

2.2. Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)

Vị trí trưởng phòng nhân sự có vai trò điều phối, lên kế hoạch và giám sát trực tiếp các hoạt động của phòng nhân sự, đảm bảo công việc được thực hiện một cách trơn tru và chuyên nghiệp nhất.

Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự cũng có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Các vị trí "cực hot" trong ngành HR
HR là gì? Các vị trí “cực hot” trong ngành HR

Vị trí này cũng là một trong những vị trí yêu cầu kiến thức chuyên sâu, nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn liên quan và kinh nghiệm làm việc tương đối.

2.3. Quản trị hành chính nhân sự (HR Admin)

Vị trí sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Quan tâm đến đời sống mọi người và gắn kết các nhân sự trong doanh nghiệp với nhau.

Bên cạnh đó, triển khai các chương trình truyền thông nội bộ, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho toàn doanh nghiệp và các hoạt động khác.

2.4. Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)

Chuyên viên tuyển dụng là một trong những vị trí trong ngành HR được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, vị trí này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng liên quan đến giao tiếp, kết nối với ứng viên và nhà tuyển dụng, các kỹ năng phỏng vấn, đánh giá năng lực ứng viên.

Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm các nhân sự phù hợp cho các vị trí trong doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng mô tả, yêu cầu công việc cho nhân sự trong công ty.

Xem thêm: Đoạn hội thoại phỏng vấn nhân viên kinh doanh

2.5. Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)

Đây là người sẽ chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nhân sự. Kết quả của quá trình này là sự nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, vị trí này hiện tại đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi tầm quan trọng của quá trình đào tạo trong doanh nghiệp.

Thêm vào đó, đào tạo cũng là quá trình quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong thời đại này. Bởi thế, vị trí trong ngành này cũng yêu cầu đầy đủ các kỹ năng, kiến thức và sự cập nhật liên tục trong xu thế đào tạo hiện nay.

2.6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B — Compensations and Benefits Specialist)

Đây là một vị trí quan trọng trong ngành HR. Vị trí này có trách nhiệm quan sát, quản lý và cùng nhà quản lý xây dựng mức lương thưởng cho toàn bộ nhân viên. Cũng như xây dựng và phát triển chế độ phúc lợi cho nhân viên của nhân sự.

Xem thêm: Các tháng trong tiếng Anh

3. Những kỹ năng cần có của một HR

Sau khi nắm được công việc cần phải làm của một HR là gì, bạn có thể trau dồi cho mình những kỹ năng cần có để có thể trở thành một HR chuyên nghiệp, trong đó bạn cần phải có các yếu tố sau:

 Những kỹ năng cần có của một HR
HR là gì? Những kỹ năng cần có của một HR

3.1. Có tầm nhìn

Người làm HR giỏi không đơn giản chỉ là có các kiến thức cơ bản về nhân sự mà họ cần phải có tầm nhìn cho định hướng công việc. Bạn phải biết quản lý nguồn nhân lực là gì và cần rèn giũa kỹ năng để trở thành chuyên gia cho chính mình.

Đây là một vai trò quan trọng trong tổ chức, do đó đội ngũ lãnh đạo sẽ mong đợi bạn phát triển và đề xuất những ý tưởng mới phát triển doanh nghiệp.

3.2. Kỹ năng tổ chức

Các chuyên gia nhân sự là đầu mối kết nối giữa nhân viên, trưởng phòng và CEO. Họ quản lý các nhiệm vụ cần được hoàn thành bởi những nhân sự và phòng ban khác nhau.

Dưới đây là một số kỹ năng tổ chức mà các chuyên gia nhân sự cần trau dồi như:

Những kỹ năng cần có của một HR
HR là gì? Những kỹ năng cần có của một HR
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
  • Kỹ năng quản lý hồ sơ.
  • Kỹ năng quản lý lịch.

3.3. Kỹ năng giao tiếp

HR là gì? Đây là bộ phận nhân sự là bộ phận cần giao tiếp nhiều và làm nhiệm vụ kết nối trực tiếp hoặc qua điện thoại và qua email giữa các bộ phận khác trong toàn doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp trở thành kỹ năng quan trọng hàng đầu. Vị trí hành chính nhân sự cần có sự khéo léo và đạt được hiệu quả trong giao tiếp.

Không chỉ giao tiếp trong doanh nghiệp, bộ phận nhân sự cũng cần có sự kết nối với nhân sự bên ngoài. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo được ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên, giúp nhân sự mới dễ dàng hòa nhập trong môi trường mới.

3.4. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Nghệ thuật đàm phán, thuyết phục là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên hành chính – nhân sự.

Trong quá trình làm việc với nhiều bộ phận, cá nhân, nhân viên hành chính – nhân sự cần tiếp xúc, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nhiều người.

Nhân viên hành chính – nhân sự cần có kỹ năng đàm phán, thuyết phục trong nhiều trường hợp:

  • Đàm phán về lương, thưởng, chế độ phúc lợi,…
  • Giải quyết các vấn đề xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp
  • Tuyển dụng nhân sự,….

Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự

3.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Không chỉ với vị trí hành chính – nhân sự, bất kể nhân viên nào cũng cần có kỹ năng giải quyết vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc. Với nhân viên hành chính – nhân sự, cách xử lý các tình huống còn cần sự hợp lý và khéo léo hơn.

Đây là cầu nối giữa nhân viên và quản lý, là đại diện cho doanh nghiệp. Vì thế, nhân viên cần có kỹ năng tốt, cái đầu lạnh và trái tim nóng để có cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

3.6. Khả năng làm việc chịu được áp lực cao

HR là gì? Là người có khả năng làm việc chịu được áp lực cao. Chịu áp lực công việc là yêu cầu tối thiểu mà người quản lý nhân sự cần có. Hàng ngày một người quản lý nhân sự cần đối mặt với rất nhiều công việc khác nhau, giải quyết gần như suýt soát nhau.

Nếu bạn không luyện tập được kỹ năng trên bạn sẽ dễ căng thẳng, và ngày càng dẫn tới áp lực chịu đựng còn tăng nhiều hơn.

4. Lộ trình và cơ hội thăng tiến trong ngành HR

HR là gì? Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc là sinh viên mới ra trường, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí phổ biến trong ngành HR như: HR Admin, vị trí tuyển dụng, vị trí tính lương…

Còn nếu đã có một cơ số kinh nghiệm nhất định, bạn có thể thử sức hoặc được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như: Vị trí chuyên viên đào tạo hoặc quản lí.

5. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành HR

Những thuận lợi và khó khăn trong ngành HR
HR là gì? Những thuận lợi và khó khăn trong ngành HR

5.1. Thuận lợi

HR là gì và HR có thuận lợi gì? HR là nghề đa màu sắc, khi làm trong môi trường nhân sự của công ty, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều đối tượng, tính cách khác nhau, từ đó trau dồi được khả năng giao tiếp cho bản thân mình.

Làm HR lâu năm, người trong nghề sẽ có thể nhận biết chính xác được việc lựa chọn nhân viên phù hợp với vị trí công ty đang cần.

Bạn làm HR cũng sẽ nhận được khá nhiều tình cảm quý mến từ các anh chị đồng nghiệp trong công ty bởi những hầu hết các đề xuất và chính sách đưa ra có thể khích lệ nhân viên hăng say cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Những HR ở vị trí quan trọng như giám đốc nhân sự, quản lý tuyển chọn nhiều vị trí quan trọng.

5.2. Khó khăn 

HR là gì và làm nhân sự có nhiều lợi ích, tuy nhiên bạn cũng cần phải cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vấn đề này khiến khá nhiều người phải đau đầu và gặp nhiều khó khăn khi giải quyết.

Do đó HR cần phải hết sức khéo léo và tinh tế khi đưa ra phương án hoặc đề xuất với cấp trên. Đôi khi, người lao động sẽ phàn nàn về chính sách đãi ngộ của công ty, và nhân sự cũng chính là người phải lắng nghe.

Bên cạnh đó, những vấn đề như nhân viên xin nghỉ việc, năng suất lao động kém hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp cũng là thách thức rất lớn đối với những người làm trong ngành nhân sự. 

Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh văn phòng

6. Mức lương của nhân viên HR

Bạn đã trả lời được câu hỏi HR là gì? Vây tìm hiểu về mức lương của nhân viên HR sẽ phụ thuộc vào vị trí làm việc trong phòng nhân sự mà có sự chênh lệch.

Đối với sinh viên mới ra trường làm việc trong môi trường nhân sự thì mức lương rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/ tháng.

Mức lương của nhân viên HR
HR là gì? Mức lương của nhân viên HR

Trong khi đó các chức vụ khác có mức lương dao động như sau: Giám đốc nhân sự có mức lương dao động từ 30 – 100 triệu/ tháng. Trưởng phòng với mức lương dao động từ 20 – 50 triệu/ tháng. Phó phòng từ 15 – 30 triệu/ tháng, các nhân viên còn lại từ 5 – 15 triệu/ tháng (mức lương trên chỉ mang tính tham khảo).

Hy vọng những chia sẻ trên của Unia.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về HR là gì? ngành HR như thế nào?. Từ đó, bạn sẽ sớm định hướng được con đường nghề nghiệp cho riêng mình nếu như hứng thú về ngành này. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp và định hướng sắp tới.

Bình luận