Nine-to-five job là gì? Cụm từ này có lẽ nhiều bạn đi làm cũng đã biết. Mặc dù vậy, vẫn còn đó những bạn vẫn thường đặt câu hỏi này cho Unia. Vì vậy, hôm nay Unia sẽ giải đáp cho bạn nhé.
Thật dễ dàng hơn nếu bắt chước và học theo người khác phải không nào, việc học cụm từ tiếng Anh cũng vậy. Hãy bắt đầu bằng những cụm từ cơ bản nhất, hay dùng nhất, nó sẽ hay được sử dụng và bạn sẽ dễ ghi nhớ hơn.
Bài viết sau đây UNI Academy chia sẻ cho bạn hiểu rõ Nine-to-five job là gì? Và những cụm từ tiếng Anh cho người đi làm thông dụng.
Nội dung chính
Nine-to-five job là gì?
Nếu như ‘a 24/7 (twenty four seven) store’ là cửa hàng mở cửa không chỉ ngày đêm (tiếng Việt mình hay nói là hoạt động 24/24 giờ), thì có một cụm từ khác phổ biến không kém đó chính là ‘a 9 to 5 (Nine-to-five job) trong tiếng Anh.
Ở Anh, Mỹ là đối với nhiều nước phương Tây, giờ làm việc bình thường đối với khá là nhiều người là làm việc trong văn phòng là từ 9h sáng tới 5h chiều. Nên đối với nghĩa đen, “a nine-to-five job” đây là một trong những công việc làm giờ hành chính từ 9h đến sáng tới 5h chiều.
Mặc dù là vậy, nó còn có một nghĩa khác, cụm từ “Nine-to-five job” dùng để chỉ một công việc khá thường lệ, ngày nào cũng vậy.
Cách dùng của cụm từ Nine-to-five job
Ví dụ như là: Khi bạn nói rằng “I wouldn’t want a nine-to-five job”: Có nghĩa là bạn đang ghét làm một công việc sáng cắp cặp đi, tối lại cắp cặp về
Một vài ví dụ khác như:
- Going back to the nine to five after the weekend is depressing. Quay lại với công việc thường nhật sau kỳ nghỉ cuối tuần thật là chán.
- When I was in college, all I wanted was a steady nine-to-five job. Now I want a more challenging one. Lúc còn là sinh viên, tôi chỉ muốn ra trường có một việc làm nhàn và ổn định. Nhưng bây giờ tôi muốn công việc thử thách hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Đi làm tiếng Anh là gì? Cách dùng và mẫu câu với từ đi làm
- Các chứng chỉ tiếng Anh cho người đi làm bạn nên biết
- Insist đi với giới từ gì?
- Các tháng trong tiếng Anh
Những cụm từ tiếng Anh cho người đi làm thông dụng
1. Back to square one: Làm lại từ đầu
Back to square one: Bạn phải làm việc gì đó từ đầu.
Thành ngữ “back to square one” có nghĩa là làm lại việc gì đó từ đầu.
Ví dụ: My boss didn’t like my video project. She told me to redo it. Now I have to go back to square one. (Sếp của tôi không thích dự án video mà tôi đã làm. Cô ấy bảo tôi làm lại. Giờ tôi phải bắt đầu lại từ đầu.)
2. Backroom deal: Thỏa thuận ngầm
Những thỏa thuận được thực hiện ở hậu trường, không công khai.
Ví dụ: They did a last-minute backroom deal with the union negotiators.
3. A tough break: Chuyện không may
“Tough break” có một từ mới là break là sự gián đoạn. Thành ngữ này có nghĩa là một hoàn cảnh khó khăn, hay một vận rủi, không may.
Ví dụ: “I was really looking forward to a promotion. It had been promised to me a year ago. I would have gotten a better job title, a raise and more vacation days. Unfortunately, my company couldn’t justify (biện minh) any such changes due to the poor economy. That was a tough break (thật là một điều không may). I can only hope my luck (vận tôi) will change once the economy improves.”
4. Blue collar: Tầng lớp lao động, công nhân
“Blue collar worker” là từ dùng để chỉ những người lao động chân tay (sản xuất, xây dựng, bảo trì…). Từ ngược lại với nó là “white collar collar” dùng cho tầng lớp nhân viên văn phòng, giới trí thức (dịch vụ khách hàng, quản lý, kinh doanh…).
Các cụm từ này còn có thể dùng để mô tả công việc, một vị trí hoặc địa điểm nào đó.
Ví dụ: It’s a blue collar town with a lot of farmers and factory workers. (Đó là một thị trấn của giới lao động, có rất nhiều nông dân và công nhân nhà máy tại đó)
5. Big picture: Tổng thể, tình hình tổng quát
Ví dụ: Most people I know get confused and but Nam’s always able to see the big picture and he invariably makes the right choices.
6. Catch someone off guard: Gây bất ngờ
- A: Thanks for letting me know that the supervisor is coming. (Cám ơn chị vì đã cho em biết giám sát viên đang đến).
- B: Since you’re new, I thought I’d better warn you. Forewarned is forearmed. When I first joined, she caught me off guard by showing up at my office unannounced. I came into work that morning and there she was, sitting at my desk. (Vì em mới đến nên chị nghĩ nên báo cho em biết. Biết trước là sẵn sàng trước mà. Hồi mới đến chị bị giám sát làm cho ngỡ ngàng khi đến văn phòng mà không báo trước. Sáng hôm ấy chị đến cơ quan và đã thấy chị ấy ngồi ở bàn làm việc của chị rồi).
Trong ví dụ trên, các bạn có thể nhìn thấy cụm từ catch somebody off guard với nghĩa làm cho ai đó hết sức ngạc nhiên (= take somebody by surprise).
7. Give the thumbs down: Không đồng ý, loại bỏ
Là hành động giơ ngón cái xuống thể hiện sự từ chối thông qua hoặc loại bỏ một ý kiến/ đề xuất.
Ví dụ: We applied for a loan, but the bank gave us the thumbs down.
8. In a nutshell: Tóm lại
In a nutshell là một cụm từ dùng khi bạn muốn tóm tắt câu chuyện hay một thông tin nào đó.
Ví dụ:
- You haven’t studied hard enough and did badly in your exams. In a nutshell, you’ll have to sit this year’s class again next year. (Bạn đã không học hành chăm chỉ và làm bài thi rất tệ. Tóm lại, bạn sẽ phải học lại môn này một lần nữa vào năm tới).
- Our company didn’t sell much and the economy is doing badly. In a nutshell, we are out of business. (Công ty chúng tôi không bán được nhiều hàng và nền kinh tế thì tệ hại. Tóm lại, chúng tôi ngừng kinh doanh)
Lưu ý:
Khi bạn gọi ai đó là ‘nuts‘ bạn muốn nói họ điên rồ hay liều lĩnh.
Ví dụ: Do you intend to cross the Atlantic Ocean in a kayak? You are nuts! (Anh định vượt Đại Tây Dương bằng thuyền kayak à? Anh bị điên rồi!)
9. Nine-to-five: Giờ hành chính
Ở Anh, Mỹ hay nhiều nước khác, giờ bắt đầu làm việc bình thường đối với dân văn phòng bắt đầu từ 9h sáng tới 5h chiều. Khi nói tới 1 công việc “nine-to-five” là nói tới công việc thường lệ, ngày nào cũng vậy, thường dùng với ý nghĩa là công việc nhàm chán, không có gì mới mẻ, ví dụ như: Thư ký văn phòng, hoặc làm thu ngân trong cửa hàng đồ ăn nhanh…
Bạn có thể dùng như danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ: Khi bạn nói rằng “I wouldn’t want a nine-to-five job”. Có nghĩa là bạn ghét làm một công việc sáng cắp cặp đi, tối cắp cặp về.
- Going back to the nine to five after the weekend is depressing. -> Quay lại với công việc thường nhật sau kỳ nghỉ cuối tuần thật là chán.
- Not everybody wants to work nine to five, I wanted more from life than working nine-to-five in the same job.
Bài viết trên Unia.vn đã cung cấp cho bạn những kiến thức về cụm từ Nine-to-five job là gì? Cũng như là những cụm từ tiếng Anh cho người đi làm thông dụng. Hãy lưu lại và sử dụng khi cần thiết nhé! Chúc các bạn thành công.