Để một bài thuyết trình tiếng Anh hiệu quả, không chỉ thông tin đưa ra hấp dẫn mà cách truyền đạt từ người thuyết trình tới khán giả cũng chiếm một vị trí rất quan trọng.
Với một số cách đặt câu hỏi và trả lời trong thuyết trình tiếng Anh dưới đây sẽ giúp các bạn có một bài thuyết trình hoàn thiện hơn rất nhiều.
Nội dung chính
Cách đặt câu hỏi và trả lời trong thuyết trình tiếng Anh
1. Đưa ra chỉ dẫn các câu hỏi
- Do feel free to interrupt me if you have any questions. (Hãy cứ tự nhiên cắt ngang lời tôi nói nếu các bạn có bất kì câu hỏi nào.)
- I’ll try to answer all of your questions after the presentation. (Tôi sẽ cố giải đáp mọi câu hỏi của quý vị sau bài thuyết trình.)
- I plan to keep some time for questions after the presentation. (Tôi sẽ dành một khoảng thời gian cho các câu hỏi sau bài thuyết trình.)
- There will be time for questions at the end of the presentation. (Sẽ có thời gian cho các câu hỏi vào cuối bài thuyết trình.)
- I’d be grateful if you could ask your questions after the presentation. (Tôi rất biết ơn nếu quý vị có thể đặt các câu hỏi của mình sau bài thuyết trình.)
- After my presentation, all of your questions and comments are welcomed. (Sau phần thuyết trình của tôi, tôi vui lòng đón nhận tất cả các câu hỏi và bình luận của quý vị.)
2. Hỏi đáp
- Now I’ll try to answer any questions you may have. (Giờ tôi sẽ cố gắng trả lời mọi câu hỏi của quý vị đặt ra.)
- Can I answer any questions? (Có câu hỏi nào tôi có thể giải đáp không ạ?)
- Are there any questions? (Có câu hỏi nào không ạ?)
- Do you have any questions? (Quý vị có câu hỏi nào không?)
- Are there any final questions? (Còn câu hỏi cuối nào không?)
- And now if there are any questions, I would be pleased to answer them. (Và bây giờ, nếu có câu hỏi nào, tôi vui lòng giải đáp hết.)
- I’d be glad to answer any questions you might have. (Tôi rất sẵn lòng các câu hỏi mà quý vị đưa ra.)
3. Trả lời câu hỏi và nhận xét
- Thank you for your question/ comment, in my opinion/ as far as I know/ from my point of view… (Cảm ơn câu hỏi/ bình luận của bạn, theo quan điểm của tôi/ theo hiểu biết của tôi/ từ quan điểm của tôi…)
- That’s a rather difficult question to answer here – It might require more research. (Đó là một câu hỏi khó có thể trả lời ở đây, có thể đòi hỏi phải nghiên cứu thêm nữa.) (Dùng khi bạn không muốn/ không thể trả lời câu hỏi ngay lập tức)
- It’s an interesting point, but I am not sure whether I completly agree with you on that (Đó là một điểm thật thú vị, nhưng tôi không chắc là tôi hoàn toàn đồng ý với anh về điều đó.) (Không đồng tình với nhận xét của khán giả.)
- I have mentioned it in my talk. Thank you for pointing that out. (Đã nói đến trong bài rồi, không giải thích thêm nữa.)
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Câu bị động (Passive Voice): Công thức, cách dùng trong tiếng Anh
- Trắc nghiệm tính cách MBTI – Test tính cách chọn nghề nghiệp
- Trạng từ chỉ tần xuất (Adverb of frequency) – Cấu trúc và cách dùng
Cách chọn chủ đề thuyết trình tiếng Anh thú vị
Chọn chủ đề là một trong những phần quan trọng của quá trình chuẩn bị. Điều cần thiết là bạn cần phải có một chủ đề phù hợp nhất với bạn và mang lại sự hứng thú đối với người nghe.
Bởi khi bạn có được một chủ đề thuyết trình tốt kết hợp với cách thuyết trình tiếng Anh thú vị thì bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên hoàn hảo hơn đấy.
- Chọn một chủ đề mà bạn biết. Trình bày một chủ đề không thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn thật không hề dễ dàng. Vì vậy, bạn cũng đừng tự đặt mình vào tình huống khó khăn đó. Chủ đề của bạn phải là thứ bạn đam mê và sẽ không gây khó khăn cho bạn để truyền tải thông điệp của mình. Bằng cách này, bạn sẽ có cách thuyết trình bằng tiếng Anh thu hút sự quan tâm của khán giả hơn.
- Chọn một chủ đề phù hợp với hoàn cảnh: Chủ đề nên phù hợp với từng hoàn cảnh. Nếu đó là một bài thuyết trình học thuật, thì nó phải mang tính giáo dục. Tránh các chủ đề gây tranh cãi và đi ngược lại với các kịch bản và đối tượng.
- Chọn một chủ đề phù hợp với khán giả: Tương tác với khán giả của bạn bằng cách chọn một chủ đề được nhiều người biết đến và thu hút được sự tò mò của họ. Bạn có thể làm điều này bằng cách kiểm tra nhân khẩu học của khán giả. Nếu bạn định thuyết trình trong một lớp học, thì rất có thể bạn sẽ có khán giả chủ yếu là sinh viên đại học và giáo sư của bạn. Tìm điều gì đó mà giáo sư của bạn và các bạn cùng lớp của bạn nói chung sẽ thích nghe về và lấy cảm hứng từ điều đó.
- Chọn một chủ đề đáp ứng mục đích của bài thuyết trình: Nếu bạn có ý định thuyết phục và giải trí, thì hãy chọn một chủ đề có thể thực hiện được mục đích đó. Hãy để bài thuyết trình của mình để lại những suy nghĩ đọng lại trong lòng khán giả và nếu làm được vậy thì bài thuyết trình của bạn đã hoàn thành công việc của nó.
Trên đây là những cách đặt câu hỏi và trả lời trong thuyết trình tiếng Anh. Chúc bạn có một buổi thuyết trình thật thành công!