7 cụm từ bạn nên biết khi làm việc tại công ty nước ngoài

Nơi làm việc là những nơi hay sử dụng những cụm từ tiếng Anh ít khi được dạy trong nhà trường. Bài viết dưới đây UNI Academy chia sẻ đến bạn những cụm từ bạn nên biết khi làm việc tại công ty nước ngoài.

Xem thêm:

1. Be/ get up to speed

Trong môi trường làm việc quốc tế, tinh thần học hỏi luôn được đánh giá cao và tôn trọng. Chính vì vậy, các cụm từ liên quan đến vấn đề tìm hiểu thông tin luôn cần thiết dù là lính mới hay lính cũ.

Khi bạn đã nắm rõ, hiểu biết cặn kẽ về một vấn đề nào đó bạn có thể sử dụng cụm từ “Be/ get up to speed”. Cụm từ này thường đi kèm với “to get” mang nghĩa tìm hiểu, cập nhật thông tin mới nhất để hiểu rõ một vấn đề hoặc một dự án.

Ví dụ: We arranged for some home tutoring to get him up to speed with the other children in his class. (Chúng tôi đã sắp xếp một số buổi dạy kèm tại nhà để giúp cậu ấy bắt kịp tốc độ với những đứa trẻ khác trong lớp.)

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. No-win situation /win-win situation/ zero-sum game

Trong bất kỳ môi trường làm việc nào thì lợi ích, thành công hay thất bại chính là chủ đề bàn tán sôi nổi nhất. Chính vì vậy, để có thể làm quen, bắt chuyện với đồng nghiệp mới hoặc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng sếp thì bạn cần phân biệt các cụm từ nói về lợi ích sau:

  • No-win situation” tương đương cụm từ “lose-lose situation” dùng để diễn tả một tình huống mà kết quả đều không có lợi cả 2 phía tham gia.
  • Win-win situation” là tình huống đôi bên tham gia đều có lợi.
  • Zero-sum game” là một cụm khá thú vị, cách hiểu giống như trong toán học, số 1 và số âm 1 khi cộng lại sẽ bằng không. Trong môi trường làm việc thì cụm này mang ý nghĩa nếu 1 bên tham gia thắng thì bên còn lại chắc chắn thua.

Ví dụ: Of course, the result that a win-win situation may be observed crucially depends on the damage caused by the temperature increase. (Tất nhiên, kết quả mà đôi bên cùng có lợi có thể được quan sát chủ yếu phụ thuộc vào thiệt hại do nhiệt độ tăng gây ra.)

3. To bite off more than you can chew

To bite off more than you can chew

Cụm từ này có nghĩa bạn đang cố gắng làm một việc gì đó nhiều hơn có thể hoặc cố gắng làm việc gì đó quá khó. 

“Bite off more than you can chew” bắt đầu được sử dụng tại Mỹ vào cuối những năm 1800. Đó là thời điểm thuốc lá nhai thịnh hành. Khi được chào hàng thuốc lá, một số người đã cắn một mẩu thuốc lá lớn hơn lượng họ có thể nhai. Nhiều người khác tin rằng cụm từ này được tạo ra khi người ta nhìn thấy những đứa trẻ nhét thức ăn đầy miệng và không thể nuốt.

Ví dụ: Don’t bite off more than you can chew – you have so many things to do at the moment, why don’t you ask someone else to organise the party? (Đừng cố quá khả năng. Cậu đang có quá nhiều thứ phải làm lúc này rồi, tại sao không đề nghị ai đó tổ chức bữa tiệc?)

4. To do networking

Networking hiểu đơn giản là nghệ thuật xây dựng mối quan hệ hay chính là cách mở rộng mối quan hệ và duy trì mạng lưới đó với mọi người. Networking xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, xảy ra một cách thường xuyên mà có thể chính bạn cũng không nhận ra mình đang networking. Đây là một kỹ năng quan trọng khi bạn đi làm.

Ví dụ: She also decided to do some networking by joining an area-wide women administrators’ breakfast group.

5. To push the envelope

“To push the envelope” có nghĩa là đột phá; vượt qua các giới hạn đã có từ trước.

Ví dụ: I like this film director. He dares to push the envelope in all the films he makes. (Tôi thích ông đạo diễn này. Ông ấy dám phá cách trong tất cả các bộ phim ông ấy làm.)

6. To think outside the box

To think outside the box

Nếu ai đó ở nơi làm việc yêu cầu bạn “think outside the box”, họ muốn bạn đừng giới hạn suy nghĩ của bản thân. Họ khuyến khích sáng tạo, đề xuất những ý tưởng ngoài xu hướng thông thường, cách tiếp cận vấn đề mới mẻ. 

Ví dụ: Tom is a special man. He always thinks out of the box about everything. (Tom là một người đàn ông đặc biệt. Ông ta luôn luôn suy nghĩ một cách mới mẻ về mọi thứ).

7. Water-cooler chat

Đây là cụm từ đậm chất Mỹ nhưng cũng dần phổ biến trong tiếng Anh-Anh. Hầu hết văn phòng hiện nay có “water cooler” (cây nước nóng lạnh), do đó “water-cooler chat” có nghĩa những mẩu trò chuyện vô thưởng vô phạt khi đồng nghiệp chạm mặt nhau ở chỗ lấy nước. Nó thường là chuyện phiếm như thảo luận về bộ phim trên TV tối qua. 

Trên đây là 7 cụm từ tiếng Anh bạn nhất định phải biết nếu muốn làm việc ở công ty nước ngoài. Đặc biệt, bạn cũng cần trau dồi cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để không những được đồng nghiệp yêu mến, sếp thương yêu mà còn nhanh chóng thăng tiến, thành công hơn trong công việc.

Banner launching Moore

Bình luận