Cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh gây ấn tượng cho người nghe

Đối với nhiều người, việc tạo và tổ chức một bài thuyết trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Hơn nữa, nếu bài thuyết trình phải được trình bày bằng tiếng Anh, nó còn đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực gấp đôi.

Để tạo ấn tượng ban đầu cho một bài thuyết trình suôn sẻ, bài viết hôm Unia nay sẽ cung cấp cho các bạn một số cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh, giúp các bạn có một sự dạo đầu gây ấn tượng cho bài thuyết trình của mình.

1. Cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh gây ấn tượng

Theo nguyên tắc chung trong giao tiếp, kể cả trong tiếng Anh giao tiếp việc lặp lại là có giá trị. Trong các bài thuyết trình cũng sẽ có một quy tắc vàng về sự lặp lại:

Cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh gây ấn tượng
Cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh gây ấn tượng
  • Nói những gì bạn sẽ nói.
  • Nói điều đó ra.
  • Sau đó nói lại những gì bạn vừa nói.

Tuy nhiên, để có được một bài thuyết trình tiếng Anh trơn tru, người thực hiện cũng phải trải qua quá trình chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Quá trình đó bao gồm việc những việc như chuẩn bị nội dung, chuẩn bị nền tảng của một bài thuyết trình; tập cách thuyết trình, truyền tải nội dung đó đến khán giả, để tạo ấn tượng với người nghe.

Câu chào mừng (WELCOME)

Để bắt đầu một bài thuyết trình, thông thường chúng ta sẽ chào mừng khán giả. Tùy vào vai trò của bản thân, chúng ta sẽ có những cách mở đầu khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý:

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Good morning/ afternoon/ evening, Ladies and Gentlemen/ everyone. (Xin chào quý vị khán giả).

Lưu ý: Morning dành cho thời điểm thực hiện bài thuyết trình vào buổi sáng, Afternoon vào buổi trưa – chiều và Evening vào thời điểm chiều – tối.

On behalf of X, allow me to extend a warm welcome to you. (Thay mặt X, xin cho phép tôi được nồng nhiệt chào đón các bạn.)

Lưu ý: X có thể là tên công ty, một nhóm, một tổ chức.

Hi everyone, welcome to Y. (Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đến với Y)

Lưu ý: “Y” là tên của bài thuyết trình hoặc tên sự kiện chúng ta thuyết trình.

Sau đó, chúng ta sẽ giới thiệu tên và vai trò của mình trong bài thuyết trình bằng cách:

Let me briefly introduce myself. My name is __________(tên). I am __________ (vai trò).

Xem thêm: Các tháng trong tiếng Anh: Cách học và nhớ lâu hiệu quả

Giới thiệu bản thân

Tiếp nối lời chào mừng sẽ là một phần giới thiệu bản thân. Người thuyết trình nên gói gọn các nội dung này để tránh sự dài dòng, lê thê của bài thuyết trình. Những mẫu câu sau có thể được sử dụng khi mà người thuyết trình muốn giới thiệu bản thân:

  • Let me briefly introduce myself. I’m [Name], a member of. [Class]/[Group]/[Organization]/… (Để tôi giới thiệu bản thân thật nhanh nhé. Tôi là [Tên], thành viên của [Lớp]/[Nhóm]/[Tổ chức]/…)
  • My name is [Name] and I am [Role] in [Class]/[Group]/[Organization]/… (Tên tôi là [Tên] và tôi là [Vai trò] tại [Lớp]/[Nhóm]/[Tổ chức]/…)
  • Hi, everyone. I’m [Name]. Good to see you all. (Chào mọi người. Tôi là [Tên]. Rất vui được gặp mọi người.)
  • For those of you who don’t know me, my name’s… – Một vài người trong số các bạn không biết tôi là ai, tên tôi là…
  • Let me just start by introducing myself. My name is… – Hãy để tôi bắt đầu bằng việc tự giới thiệu về bản thân nhé. Tên tôi là….
  • Let me introduce myself. I’m David Elwood from… – Hãy để tôi tự giới thiệu về bản thân. Tôi là David Elwood đến từ…

Bạn cũng có thể đề cập đến chức danh, vị trí hay công ty mà mình đang công tác và làm việc:

  • I’m the key account manager here and am reposible for… – Tôi là quản lý khách hàng trọng yếu ở đây và tôi chịu trách nhiệm về…
  • I’m the project manager in charge of… – Tôi là quản lý dự án có nhiệm vụ…
  • As you probably know, I’m the new HR manager./ I’m head of logistics here at Air Spares./ I’m here in my funtion as the Head of Controlling. – Có lẽ các bạn đã biết, tôi là quản lý nhân sự mới./ Tôi là người phụ trách xuất nhập khẩu tại đây ở Air Spares./ Tôi ở đây với nhiệm vụ điều hành.
  • As some of you know, I’m the purchasing manager. – Nhưng một vài bạn đã biết, tôi là quản lý mua hàng.

Xem thêm: Cách phát âm ed – Mẹo ghi nhớ chuẩn nhất

Giới thiệu nội dung bài thuyết trình (LEAD-IN)

Khi chúng ta thuyết trình, ắt hẳn điều đầu tiên phải làm đó là cho người nghe cần phải biết nội dung chính của bài thuyết trình là gì. Sau đây là những cách dẫn đề (lead – in) hiệu quả:

Ví dụ:

  • Today I am here to talk to you about…
  • What I am going to talk about today is…
  • I would like to take this opportunity to talk to you about…
  • I am delighted to be here today to tell you about…
  • I want to make you a short presentation about…
  • I’d like to give you a brief breakdown of…

Nội dung chính

Đề tài chính của toàn thể bài thuyết trình. Người đọc nên gói gọn vào một hoặc hai câu. Có rất nhiều cách dẫn chủ đề mà người đọc có thể tham khảo như:

  • What I am going to talk about today is… (Thứ mà tôi sẽ nói về hôm nay chính là…)
  • I am delighted to be here today to tell you about… (Tôi rất vui vì được ở đây hôm nay để nói với các bạn về…)
  • I’m going to concentrate on… (Tôi sẽ nói chủ yếu về…)
  • I would like to take this opportunity to talk to you about… (Tôi muốn tận dụng cơ hội này để nói với mọi người về…)
  • As you can see on the screen, our topic today is… (Như mọi người đã thấy trên màn hình, chủ đề hôm nay của chúng tôi là…)
  • The subject/ topic of my presentation is… (Chủ đề/ của bài thuyết trình này là…)
  • I want to give you a short presentation about… (Tôi muốn trình bày nhanh với mọi người về…)
  • Today I am here to talk to you about… (Hôm nay tôi ở đây để nói với mọi người về…)
  • Today’s topic is… (Chủ đề của hôm nay là…)

Khái quát bài thuyết trình (MAIN POINTS)

Trước khi đi vào cụ thể từng phần bài thuyết trình, người thuyết trình thường sẽ khái quát các nội dung chính để người nghe nắm rõ thông tin, giúp người nghe dễ dàng bắt kịp flow của bài. Dưới đây là một cách khá quen thuộc để giới thiệu các phần chính của bài.

  • Bước 1: My talk/ presentation is divided into (numbers) parts.
  • Bước 2: I’ll start with…/ First, I will talk about…/ I’ll begin with…
  • Bước 3: …then I will look at…
  • Bước 4: …next…
  • Bước 5: And finally…

Giải thích lý do khán giả sẽ cảm thấy hứng thú

Để tiếp tục phần giới thiệu về bài thuyết trình bằng tiếng Anh, các bạn nên đề cập đến các lý do làm cho người nghe cảm thấy hứng thú hoặc quan tâm tới đề tài của mình. Bạn có thể sử dụng các cách sau:

  • Today’s topic is very important for you because … – Chủ đề ngày hôm nay rất quan trọng với bạn bởi vì…
  • My/ The topic is/ will very important for you because… – Chủ đề của tôi rất quan trọng với các bạn vì…
  • By the end of this talk, you will familiar with… – Trước khi kết thúc phàn trình bày này, các bạn sẽ cảm thấy vô cùng quen thuộc với…
  • My talk is particularly relevant to those of you/ us who… – Phần trình bày của tôi đặc biệt liên quan đến bạn/ chúng ta, những người…
  • Today’s topic is of particular interest to those of you/ us who… – Chủ đề hô nay đặc biệt liên quan đến bạn/ chúng ta, những người…

Xem thêm các bài viết liên quan:

2. Các cách kết thúc phần thuyết trình bằng tiếng Anh hay

Các cách kết thúc phần thuyết trình bằng tiếng Anh hay
Các cách kết thúc phần thuyết trình bằng tiếng Anh hay

Tổng hợp

  • Now, to sum up… – Bây giờ, để tổng hợp…
  • So let me summarise/ recap what I’ve said. – Vậy, để tôi tóm tắt lại ý chính những gì tôi đã trình bày.
  • To conclude,… – Để kết luận,…
  • In conclusion,… – Kết luận,…
  • Finally, may I remind you of some of the main points we’ve considered. – Cuối cùng, tôi xin nhắc lại với quý vị một số vấn đề chính mà chúng ta đã xem xét.
  • That brings me to the end of my presentation. I’ve talked about… – Điều đó đã kết thúc bài thuyết trình của tôi. Tôi đã nói về…
  • Well, that’s about it for now. We’ve covered… – Vâng, giờ là phần kết luận. Chúng ta đã nói được…
  • So, that was our marketing strategy. In brief, we…  Vậy nên, đó là chiến lược tiếp thị của chúng tôi. Tóm lại, chúng tôi…
  • To summarise, I… – Tóm lại, tôi…

Xem thêm: 12 cung hoàng đạo – Giải mã tính cách, sự nghiệp

Đưa ra các khuyến nghị nếu phù hợp

  • In conclusion, my recommendations are… – Để kết thúc, kiến nghị của tôi là…
  • I therefore suggest /propose/ recommend the following strategy. – Vì vậy tôi đề nghị/đề xuất/ giới thiệu chiến lược sau.

Cảm ơn khán giả

  • In conclusion, my recommendations are… – Để kết thúc, kiến nghị của tôi là…
  • I therefore suggest/ propose/ recommend the following strategy. – Vì vậy tôi đề nghị/đề xuất/ giới thiệu chiến lược sau.

Mời đặt câu hỏi

  • Are there any questions? – Có câu hỏi nào không ạ?
  • I’d be glad to answer any questions you might have. – Tôi rất sẵn lòng các câu hỏi mà quý vị đưa ra.
  • Do you have any questions? – Quý vị có câu hỏi nào không?
  • Are there any final questions? – Còn câu hỏi cuối nào không?
  • And now if there are any questions, I would be pleased to answer them. – Và bây giờ, nếu có câu hỏi nào, tôi sẽ rất vui để giải đáp hết.
  • Now I’ll try to answer any questions you may have. – Giờ tôi sẽ cố gắng trả lời mọi câu hỏi của quý vị đặt ra.
  • Can I answer any questions? – Có câu hỏi nào tôi có thể giải đáp không ạ?

Lời khuyên khi trả lời câu hỏi

Kiểm tra lại xem và chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ câu hỏi chưa và dành một chút thời gian để suy nghĩ về câu trả lời. Bằng cách hỏi lại câu hỏi bạn cũng có thể đảm bảo rằng những người tham dự khác cũng đã hiểu câu hỏi. 

  • That’s an interesting question. How are we going to get voluntary redundancy? – Thật là một câu hỏi thú vị. Làm thế nào mà chúng ta tự nguyện nghỉ việc?
  • Thank you for asking. What is our plan for next year? – Cảm ơn ông đã hỏi. Kế hoạch của chúng tôi trong năm tới là gì?
  • Thank you. So you would like further clarification on our strategy? – Cảm ơn anh. Vậy là anh muốn làm rõ hơn nữa về chiến lược của chúng tôi phải không ạ?

Đôi khi bạn cũng có thể trả lời chung cho nhiều câu hỏi một lúc. Hoặc thậm chí là yêu cầu bình luận từ phía của các khán giả còn lại. Sau khi trả lời xong, hãy hỏi xem người hỏi đã hài lòng với câu trả lời chưa:

  • Does this answer your question? – Đây có phải là câu trả lời của anh không
  • Do you follow what I am saying? – Anh có theo kịp những gì tôi nói không?
  • I hope this explains the situation for you.  Tôi hy vọng câu trả lời này giải thích tình huống của anh.
  • I hope this was what you wanted to hear! – Tôi hy vọng câu trả lời này là những gì anh muốn nghe! 

Nếu như không biết câu trả lời, hãy nói bạn không biết. Tốt hơn hết là chúng ta nên thừa nhận không biết chứ không nên đoán mò và có thể nói sai. Bạn có thể dùng các mẫu sau:

  • Good question. I really don’t know! What do you think? – Câu hỏi hay đấy. Tôi thực sự không biết! Anh nghĩ sao?
  • That’s a very good question. However, we don’t have any figures on that, so I can’t give you an accurate answer. – Đó là một câu hỏi rất hay. Tuy nhiên, chúng tôi không có số liệu nào về vấn đề đó cả, vì vậy tôi không thể đưa ra lời giải đáp chính xác cho anh được.
  • That’s an interesting question. I don’t actually know off the top of my head, but I’ll try to get back to you later with an answer. – Đó là một câu hỏi thú vị. Thực ra tôi không thể trả lời câu hỏi này ngay bây giờ, nhưng tôi sẽ cố đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này sau.
  • I’m afraid I’m unable to answer that at the moment. Perhaps I can get back to you later. – Tôi e là tôi không thể giải đáp ngay lúc này. Có lẽ tôi có thể quay trở lại với anh sau.
  • Unfortunately, I’m not the best person to answer that. – Thật không may, tôi không phải là người giỏi nhất để trả lời câu hỏi đó.

Khi bạn cảm thấy rằng khán giả của bạn không còn chú tâm vào bài thuyết trình thì hãy diễn đạt lại những gì bạn đã nói:

  • What I mean to say is… Những gì tôi muốn nói là…Can’t remember the word? – Không thể nhớ ngay được phải không ạ?
  • Let me just say that in another way. – Để tôi nói theo cách khác.
  • Perhaps I can rephrase that. – Có lẽ tôi sẽ diễn đạt lại điều đó.
  • Put another way, this means… – Nói cách khác, điều này có nghĩa…

Vừa rồi là chi tiết cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh gây ấn tượng đầy đủ nhất. Phần mở đầu của mỗi bài thuyết trình đều khá là quan trọng vì người nói có thể tạo được những ấn tượng ban đầu khá tốt trong mắt người nghe, từ đó có thể tăng thêm sự quan tâm đến những phần sau của bài thuyết trình.

Hy vọng với những gợi ý của Unia.vn sẽ giúp các bạn có một sự khởi đầu suôn sẻ khi thực hiện bài thuyết trình của mình trong học tập và làm việc nhé!

Bình luận