5 bí quyết để được thăng tiến thành một quản lý cấp cao

Để hoạt động thông suốt và trơn tru, tổ chức lớn nào cũng cần có hệ thống cấp bậc quản lý.  Để trở thành nhà quản lý giỏi là điều không dễ dàng để đạt được ngay trong thời gian ngắn! Bạn cần nỗ lực không ngừng, tự tích lũy những kiến thức từ thực tế công việc và luôn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước. Bài viết sau đây UNI Academy chia sẻ 5 bí quyết để được thăng tiến thành một quản lý cấp cao.

Xem thêm:

1. Biết cách xây dựng quyền lực cho mình

Mọi người đều chấp nhận rằng khả năng chia nhỏ các công việc cho mỗi người chính là chìa khóa để trở thành một nhà quản lý hiệu quả. Trong khi mọi người thường hy vọng người lãnh đạo đưa ra một số quyết định nhất định, việc cho phép người khác thay họ đưa ra quyết định sẽ giúp họ vươn mình và luyện tập khả năng thích nghi với những tình huống mới. Nếu mọi người cổ vũ cho ý tưởng của “mục đích chỉ huy”, thì vừa có thể phân chia quyền lực mà vẫn ngủ ngon vào mỗi tối, điều cốt lõi là phải hiểu được nhân viên của mình.

2. Chú ý đến lời nói và hành động của mình

Cảm xúc có ở khắp mọi nơi trong công sở, và đối phó với chúng là chuyện không thể tránh khỏi. Đặc biệt là cảm xúc của người quản lý. Bởi mỗi lời nói và hành động của nhà quản lý sẽ được các nhân viên chú ý và phân tích.

Hơn một nửa số người bỏ việc vì mối quan hệ của họ với sếp. Thường người quản lý nhân viên cần biết cách cân bằng giữa lý trí và cảm xúc, biết mừng thành công của nhân viên, đồng cảm với người đang gặp khó khăn. Những quản lý không thực sự quan tâm đến nhân viên luôn có tỷ lệ cấp dưới thôi việc cao. Bạn không thể nào làm việc cho ai đó 8 tiếng mỗi ngày trong khi bản thân họ không quan tâm đến bạn và cũng không quan tâm gì ngoài hiệu quả công việc của bạn.

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

3. Chia sẻ vừa đủ

Chia sẻ vừa đủ
Chia sẻ vừa đủ

Nếu muốn chiến lược, tôi khuyên rằng bạn chỉ nên chia sẻ vừa đủ mọi vấn đề, nhất là những vấn đề trong cuộc sống riêng tư của mình. Thường khi muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết với ai đó, con người ta vẫn thường bắt đầu từ việc chia sẻ sâu hơn những vấn đề riêng tư. Nhưng điều này là không đúng đâu các bạn. Chia sẻ quá sâu về đời sống riêng tư với sếp vô tình bạn đã đẩy mình vào thế bị động. 

Sếp của bạn chưa chắc đã muốn nghe về những điều bạn nói bên lề đó nhưng họ vì giữ phép lịch sự nên vẫn sẽ nghe bạn nói. Nhưng bạn giống như một chú rối đang thao thao bất tuyệt không khảo mà đã sưng vậy đó. Cuối cùng sếp của bạn vẫn đứng bên lề và đưa ra một vài lời nhận xét, bình luận “miễn cưỡng” về điều họ đã nghe và không thấy thú vị gì nhiều. Tốt nhất bạn vẫn nên tuân thủ nguyên tắc tránh chia sẻ nhiều về chuyện riêng tư với đồng nghiệp, bao gồm cả sếp.

4. Học cách lắng nghe và hiểu người khác

Có thể nói yếu tố quan trọng nhất để trở thành một nhà quản lý giỏi là biết được vị trí của mình và hiểu được ý muốn, suy nghĩ của người khác (biết mình biết người trăm trận trăm thắng – tục ngữ Việt Nam). Việc tìm hiểu về một ai đó luôn bắt đầu từ những mối quan hệ trong giao tiếp, nghĩa là: Bạn sẽ phải học cách giao tiếp, học cách xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người, kể cả những người bạn chưa bao giờ gặp. Một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng mối quan hệ là sự trung thực. Vậy nên: bạn hãy trung thực trong bất cứ mối quan hệ nào. Việc lắng nghe và hiểu ý người khác chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là quá khó. Nếu muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, ngay từ bây giờ bạn hãy học thuộc nguyên tắc này, bạn nhé.

5. Luôn đặt công việc lên hàng đầu 

Những người thành công thì không thể nào lơ là với công việc và coi công việc là thứ yếu được. Nếu muốn chiếm thiện cảm của sếp, cách duy nhất sẽ đến từ hành động của bạn đối với công việc. Cố gắng vượt mọi kỳ vọng của sếp, họ sẽ nhìn nhận bạn có một tác phong làm việc chuyên nghiệp. 

Bạn chính là người để họ có thể tin tưởng khi giao nhiệm vụ vì họ đã cảm thấy được, dù khó hay dễ  bạn vẫn sẽ cố gắng bằng mọi sức lực và trí tuệ để hoàn thành nhiệm vụ như họ kỳ vọng. Điều đó đồng nghĩa rằng  khi có một vị trí quản lý nào đó, sếp sẽ nghĩ tới bạn đầu tiên, chẳng cần đắn đo, họ biết chắc bạn là người phù hợp nhất.

Hiểu được cách để trở thành một nhà Quản lý cấp cao chính là điều tuyệt vời nhất để làm cho sự nghiệp của bạn. Quan tâm chân thành đến đội của bạn và cống hiến hết mình cho công việc chính là bước đầu tiên để bạn trở thành một nhà Quản lý giỏi. Hãy thực hiện 5 bí quyết để được thăng tiến thành một quản lý cấp cao trên đây để đạt được kết quả thật tốt nhé!

Bình luận