5 tác phong thiếu chuyên nghiệp trong doanh nghiệp

Dù ở bất kì vị trí nào thì mỗi cá nhân đều muốn xây dựng cho mình một hình ảnh riêng mang tên “chuyên nghiệp”. Trong môi trường làm việc năng động và hiện đại như ngày nay, tính chuyên nghiệp được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay khả năng thăng tiến của một cá nhân.

Để làm được điều đó, bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng cứng và các kỹ năng mềm để tạo nên một phong thái chuyên nghiệp trong cách giao tiếp và làm việc.

Ngoài ra, bạn cần phải tránh những tác phong thiếu chuyên nghiệp trong doanh nghiệp dưới đây.

Cùng xem mình có mắc phải không nhé!

Tác phong thiếu chuyên nghiệp trong doanh nghiệp

1. Đi làm trễ

Tình huống này xảy đến với tất cả chúng ta nên mọi người đều có thể hiểu. Nhưng, dù đã hiểu hay thông cảm, sếp và công ty vẫn cần lời giải thích của người phạm lỗi.

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Đi làm trễ - tác phong thiếu chuyên nghiệp trong doanh nghiệp
Đi làm trễ – tác phong thiếu chuyên nghiệp trong doanh nghiệp

Có thể kể ngay các lý do “kinh điển” nhất của hầu hết nhân viên đi làm muộn:

  • Ngủ quên.
  • Bị tắc đường, kẹt xe.
  • Xe máy bị bể bánh hoặc xe buýt gặp sự cố bất ngờ
  • Đột nhiên bị cảm/ sốt/ nhức đầu/ đau bụng/ trúng gió…
  • Gặp trục trặc khi chuẩn bị đưa con đến trường buổi sáng

Vô vàn lý do từ chủ quan đến khách quan, từ gia đình đến xã hội, từ thời tiết đến khí hậu sẽ được mọi người viện dẫn khi chẳng may đi làm muộn.

Đôi khi, chúng ta còn nghe được những lời giải thích đặc biệt đến mức khó tin như bị cảnh sát tạm giữ vì vô tình có mặt trong một vụ tai nạn, phải đi tìm chú cún cưng mất tích, hay sáng nay bạn phải chạy đi chỉnh sửa lại bộ dạng khủng khiếp mà tối qua thợ cắt tóc đã gây ra.

Tuy nhiên, đừng bao giờ cho rằng có một lý do thì có nghĩa là mọi việc ổn thỏa. Thực tế bạn đã gây ảnh hưởng đến người khác. Và những sự chậm trễ sẽ phải chịu hình phạt của riêng nó, không sớm thì muộn.

Tình trạng thường xuyên đi làm muộn có thể gây hại cho sự nghiệp lâu dài của bạn. Nó làm xấu đi hình ảnh cá nhân, gây giảm tín nhiệm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng, tệ hơn nữa, nó buộc doanh nghiệp phải loại trừ bạn ra khỏi guồng máy của họ.

2. Không gian làm việc quá bừa bộn

Tuy không gian làm việc là nơi riêng tư của mỗi người. Nhưng nếu chỗ làm việc của bạn quá bừa bộn thì bạn có biết rằng những người xung quanh đang ngầm phán xét mình không? Một chiếc bàn làm việc bừa bộn có thể mang lại cho bạn vô số điều không mong muốn chứ chẳng chơi.

Không gian làm việc quá bừa bộn
Không gian làm việc quá bừa bộn

Một cái bàn làm việc bừa bộn có thể khiến người khác có ấn tượng rằng kỹ năng sắp xếp công việc của bạn rất tệ, và có lẽ bao nhiêu đề án hay giấy tờ đã lẫn đâu đó trong mớ lộn xộn ấy.

Không chỉ vậy, một bản khảo sát được thực hiện bởi OfficeMax đã cho thấy rằng sự bừa bộn của nơi làm việc có thể gây trì trệ tiến độ, và làm con người mất đi động lực làm việc.

3. Không tắt chuông điện thoại

Chuông điện thoại thường ồn ào, gây phiền nhiễu và có thể nhiều người cùng có một kiểu chuông. Vì vậy, khi một tiếng chuông reo lên nhiều người sẽ mất tập trung. Ngược lại nếu để điện thoại rung, nó sẽ cho bạn biết khi có cuộc gọi đến hoặc tin nhắn mà không làm phiền đến đồng nghiệp.

Không tắt chuông điện thoại
Không tắt chuông điện thoại

Hơn nữa, điều này còn giúp bạn tránh được sự chú ý của sếp khi nhận được quá nhiều cuộc gọi tại nơi làm việc, nhất là công việc của bạn không cần dùng đến điện thoại.

4. Làm cùng lúc nhiều việc

Khi bạn cố gắng làm nhiều thứ cùng lúc, thay vì đi thẳng thì tư duy của bạn đi cứ lang thang lòng vòng, để rồi “chưa đi đến chợ, đã tiêu hết tiền”. Nếu bạn đang có ý nghĩ: “Điều này chắc có lẽ chỉ áp dụng với những người khác” thì thật là sai lầm.

Thực tế cho thấy, những người tự nghĩ rằng mình giỏi trong việc làm nhiều thứ cùng lúc lại là những người kém nhất trong việc này.

Làm cùng lúc nhiều việc
Làm cùng lúc nhiều việc

Thông thường, những người mắc lỗi này thường rất kém trong việc lờ đi các yếu tố gây xao lãng, nhưng thay vì cố gắng để cải thiện khả năng tập trung, họ lại xoay qua tự thuyết phục bản thân rằng việc đa nhiệm sẽ giúp làm tăng năng suất.

Có lẽ, bạn đang tự hỏi: “Nếu việc làm nhiều thứ cùng lúc là không tốt, vậy tại sao chúng ta lại hay cảm thấy bị thúc giục nên làm như vậy?”. Điều này liên quan đến quá trình tiến hóa của não người.

5. Suy nghĩ tiêu cực và hay phàn nàn

Mọi người thỉnh thoảng sẽ có thể phàn nàn về công việc. Miễn là nó vô hại và không thường xuyên thì chẳng có vấn đề gì cả. Điều mà bạn không nên làm đó là gia nhập hội  theo “chủ nghĩa tiêu cực” và hay phàn nàn.

Suy nghĩ tiêu cực và hay phàn nàn
Suy nghĩ tiêu cực và hay phàn nàn

Bạn không cần lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ, nhưng hãy giữ tinh thần luôn lạc quan. Nếu ai đó kêu ca  quá nhiều, sẽ có vài người sẽ hùa theo nhưng một số khác lại suy nghĩ: “ Nếu thật sự tệ như vậy, sao không tìm một công việc mới tốt hơn đi?”

Đó là một câu hỏi thực tế và nếu hay phàn nàn, bạn sẽ bị mang tiếng là người bất mãn. Và chắc chắn bạn sẽ không hề muốn đồng nghiệp nghĩ về mình như thế đâu.

Khi bạn muốn thành công trong sự nghiệp, bạn cần cải thiện tác phong làm việc của mình. Những tác phong làm việc đúng đắn chắc chắn sẽ đưa bạn đến mục tiêu mà bạn muốn.

Tham khảo một số bài viết liên quan:

Cách xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp nơi công sở

Cách xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp nơi công sở
Cách xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp nơi công sở

1. Tác phong chuyên nghiệp qua mạng xã hội

Trong thời đại Internet và các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, người tìm công việc và các công ty có thể dễ dàng kết nối với nhau qua các web tuyển dụng.

Để tìm hiểu về các ứng viên, nhà tuyển dụng không những dựa vào mỗi sơ yếu lý lịch, CV thôi mà còn đánh giá qua các cách mà bạn thể hiện mình trên mạng xã hội nữa.

Hãy chắc chắn là bạn sẽ không muốn ăn một điểm trừ to bự nào vì những tấm hình ngớ ngẩn hay dòng trạng thái từ thời “trẻ trâu” đâu đúng không?

Hãy ẩn những tấm bức ảnh thiếu đứng đắn, thay thế nó bằng những tấm ảnh chuyên nghiệp, post ở những bài viết liên quan đến lĩnh vực công việc và đừng ngần ngại bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để thể hiện được bản thân là một người có chính kiến.

2. Chuyên nghiệp qua kỹ năng chuyên môn

Một người nhân viên chuyên nghiệp là một người phải luôn luôn có kỹ năng chuyên môn. Chỉ bằng cấp thôi là không đủ, bạn còn phải nắm trong mình những nền tảng kiến thức thật vững chắc.

Người thành công nhất không nhất thiết lúc nào cũng phải có những tấm bằng cấp hàng đầu. Điều khiến họ thành công nằm ở kinh nghiệm và cả về sự am hiểu và tầm nhìn xa của mình.

Thế giới đang vận động không ngừng, để không bị lạc hậu thì bạn cần phải luôn luôn cần trau dồi kiến thức của mình. Hãy cập nhật thông tin và những tri thức mới nhất của thời đại để có thể trở nên linh hoạt hơn và chuyên nghiệp hơn.

3. Chuyên nghiệp qua thái độ

Bạn có biết rằng, các nhà tuyển dụng luôn dành một sự ưu tiên hơn nhất định cho những người thể hiện thái độ tốt trong buổi phỏng vấn? Khả năng chuyên môn họ có thể đào tạo sau, nhưng thái độ sẽ là minh chứng cho sự nghiêm túc của bạn đối với công việc này.

Hãy thể hiện một thái độ thật tích cực, từ những việc nhỏ như đi đúng giờ, biết đặt câu hỏi đến việc thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tạo sự tin cậy và có định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng. Thái độ sẽ quyết định tất cả, quyết định bạn là ai và bạn sẽ tiến xa như thế nào trên con đường sự nghiệp của bản thân.

4. Trang phục chỉn chu, tác phong chuyên nghiệp khi đi làm

Khi bạn gặp gỡ hai người có phong cách khác hẳn nhau, có phải người ăn mặc chỉn chu, lịch thiệp luôn luôn khiến bạn cảm thấy tin cậy hơn không? Rõ ràng, trang phục chuyên nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận đầu tiên của một người về đối phương.

Vì thế, cho dù quy định trang phục của công ty yêu cầu phải đúng chuẩn công sở hay giản dị. Bạn cũng cần phải chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt như: Trang phục đã được là (ủi) phẳng phiu chưa, không chọn những món đồ chỉ thích hợp cho buổi tiệc vào cuối tuần, có vết bẩn nào còn sót lại trên áo hay không,….

Ấn tượng đầu tiên luôn khá là quan trọng, vì vậy hãy chắc chắn một điều là trang phục của mình giúp bạn ghi điểm trong những cuộc gặp gỡ và công việc hằng ngày.

5. Luôn đúng giờ trong mọi tình huống

Trong các cuộc họp cùng đối tác hay là trong nội bộ. Việc có mặt đúng giờ sẽ gửi thông điệp rằng bạn đang rất tôn trọng những cá nhân tham gia buổi họp đó. Thời gian là điều không thể lấy lại được. Nên dù bạn có đến trễ 01 phút cũng rất khó để chấp nhận được.

Để chắc chắn rằng mình luôn đúng giờ cho những cuộc họp hay buổi hẹn. Hãy sắp xếp thời gian thật là hợp lý. Bạn nên chuẩn bị cho nội dung mình trao đổi, thuyết trình trước vài ngày và đồng thời kiểm tra lại lần nữa vào buổi tối trước ngày hẹn. Hãy ngủ cho đủ giấc để dậy sớm và xuất phát kịp thời nhé.

Ngoài ra bạn có thể học hỏi người Nhật bằng cách luôn luôn đến sớm 10 phút trước mỗi cuộc họp. Hãy xếp sếp lịch của bạn dời lên sớm hơn 10 phút so với thực tế và bám sát theo lịch trình để không bao giờ xảy ra sự cố trễ hẹn.

6. Giao tiếp chân thành giữ tác phong chuyên nghiệp

Sự chân thành và thẳng thắn luôn luôn được đánh giá cao trong các cuộc giao tiếp. Dù rằng sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với các tình huống khó xử, nhưng đừng bao giờ quên quy tắc đơn giản này. Nếu như bạn không thể nói điều gì trực tiếp với người cần nghe; thì không bao giờ nói điều đó với người khác. 

Thêm nữa, hãy quan tâm và chú ý đến những cách sử dụng từ ngữ của mình. Luôn sử dụng những từ ngữ mang tính tích cực và lịch sự – Kể cả khi nhắn tin hay gửi email. Điều này sẽ giúp cho người nhận thông điệp hiểu rằng bạn quan tâm đến cảm xúc của họ, và họ sẽ cảm thấy thoải mái ngay cả khi đó là lời từ chối.

7. Đối xử tử tế với mọi người

Không chỉ là trong giao tiếp mà còn là cả hành động. Cư xử tử tế với tất cả mọi người, đồng nghiệp không chỉ là tác phong làm việc rất chuyên nghiệp. Đó còn là một phẩm chất cần có của một con người tốt và tử tế trong xã hội hiện nay.

Khi bạn cho đi sự tự tế của bản thân mình. Bạn sẽ nhận lại được những điều tuyệt vời và tích cực cả trong công việc và cuộc sống hằng ngày của mình. 

Đối xử tử tế với mọi người
Đối xử tử tế với mọi người

Quan tâm tới các điều nhỏ nhặt của những người đồng nghiệp xung quanh, lịch sự giúp đỡ họ khi cần thiết, hay đôi khi một hành động nhỏ mang tính tích cực từ bạn cũng có thể đem lại sự vui vẻ, thoải mái cho đối phương.

Hành động tử tế không cần bạn phải quá cầu kỳ. Nó có thể rất là đơn giản là một lần chờ cửa cho những người đến sau, đứng nép gọn vào thang máy để không chiếm diện tích quá nhiều, gửi lời hỏi thăm đến những người bạn đồng nghiệp, hay giúp đỡ chị kế toán đang bầu cúi xuống nhặt đang đồ bị rơi, v.v…

Những điều nhỏ bé nhưng chân thành cũng đủ để bạn ghi điểm với mọi người xung quanh.

8. Cầu tiến, ham học hỏi

Mỗi một người trong các công ty đều sở hữu riêng cho mình những thế mạnh riêng. Họ có những trải nghiệm khác nhau và có nhiều kinh nghiệm phong phú. 

Đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ hay là tham khảo lời khuyên, ý kiến từ những người xung quanh. Không phải vì bạn “yếu kém” mới cần đến sự giúp đỡ, mà ở đây, bạn trao đi sự tin tưởng của mình với người khác và bạn thể hiện được tư duy tiến bộ, luôn mong muốn đổi mới và phát triển của bản thân hằng ngày.

Sự cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp bạn kết nối và truyền năng lực tích cực cũng như mở mang tư duy rất nhiều. Đây chính là tác phong mà một nhân viên chuyên nghiệp cần phải có khi làm việc.

9. Biết tự đứng lên khi vấp ngã

Tất cả mọi người trong chúng ta ai đều có những sai lầm, điều quan trọng là cách mà bạn vực dậy và bước qua khỏi sai lầm đó. 

Đây cũng là một điều cần thiết để xây dựng nên tác phong làm việc chuyên nghiệp cho bản thân trong môi trường công sở. Phải luôn duy trì các tinh thần học hỏi và tiến bộ, “có vấp ngã mới có thành công”. 

Hãy cố gắng chu toàn mọi việc. Kể cả có gặp sự cố hay là thất bại không mong muốn, hãy đi tìm giải pháp khắc phục để không làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của cá nhân bạn, của đội ngũ, cũng như của toàn thể công ty.

Đừng để những năng lượng tiêu cực không đáng “làm phiền” thành công của chính bạn và cả những người không liên quan.

10. Không buôn chuyện phiếm, tránh xa “Drama” văn phòng

Một trong những vấn đề khiến tác phong môi trường làm việc bị ảnh hưởng xấu chính là sự chia rẽ tình đoàn kết bởi những tin đồn thất thiệt.

Chắc chắn rằng, bạn sẽ sớm bị “điểm trừ” nếu như dính líu gián tiếp hoặc trực tiếp đến các “Drama công sở” này. 

Vậy nên, hãy thật tỉnh táo và giữ cho bản thân phong độ chuyên nghiệp nhất có thể nhé. Cũng đừng vội đánh giá người khác bởi những câu chuyện tiêu cực không được xác thực nhé! 

11. Tuân thủ các quy định ở công ty

Không cần quá cao siêu hay là quá phức tạp để rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp trong môi trường làm việc. Cách gần gũi và thiết thực nhất bạn cần làm chính là chấp hành tốt những quy định của công ty đưa ra. 

Các cấp lãnh đạo đã biên soạn và lựa chọn rất kỹ các quy tắc nơi làm việc để định hướng hình ảnh và văn hóa công ty theo cách chuyên nghiệp nhất. 

Hy vọng bài viết 5 tác phong làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong doanh nghiệp mà Unia.vn chia sẻ trên đây giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn thành công.

Bình luận