Trong giao tiếp, chúng ta thường dùng từ Yes để diễn tả sự đồng ý. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghĩ đến mình sẽ sử dụng những cụm từ khác để khiến cuộc hội thoại trở lên phong phú hơn chưa?
Thay vì nói yes trong mọi hoàn cảnh khiến đối phương nhàm chán, bạn có thể học thêm các cách nói Yes trong tiếng Anh giúp bạn không nhàm chán để sử dụng đúng ngữ cảnh, phù hợp với từng đối tượng giao tiếp hơn!
Học nhanh 7 cách nói Yes trong tiếng Anh để thay đổi cách diễn đạt giúp cuộc hội thoại trở nên sống động và nhiều cảm xúc hơn. Hãy cùng UNI Academy tìm hiểu dưới bài viết sau nhé!
Nội dung chính
7 cách nói Yes trong tiếng Anh giúp bạn không nhàm chán
1. By all means
Cách nói Yes trong tiếng Anh với By all means: Đồng ý với ai đó một cách lịch sự. Từ này được sử dụng trong một đề nghị có tính chất trang trọng.
Ví dụ như “Please make sure the paperwork is finished for 5 o’clock” (Hãy đảm bảo hoàn thành giấy tờ lúc 5h). Trong ngữ cảnh này, bạn nên dùng “by all means”.
Ví dụ:
- I think she’s such a beautiful girl. She has a shiny smile. How do you think about that? (Tôi nghĩ cô ấy thật là đẹp. Cô ấy có một nụ cười tỏa nắng. Bạn nghĩ sao về điều đó?
- By all means. (Tôi đồng ý).
2. Certainly
Certainly: Dĩ nhiên, được chứ. Được dùng trong trường hợp hoàn toàn đồng ý với lời đề nghị của ai đó. Từ “certainly” là một trong những cách nói khác của “yes” được nhiều người sử dụng trong văn nói, thậm chí là văn viết.
Ví dụ:
- Can I borrow your book? (Tôi có thể mượn sách của bạn được không?)
- Certainly! (Được chứ!)
3. Of course
Of course: Dĩ nhiên.
Từ này có thể được thay thế thay từ yes. Dùng để trả lời cho một đề nghị không quá trang trọng như “Could you pass the butter please?” (Chuyển bơ giúp tôi với ạ). Trong trường hợp này bạn có thể trả lời:
- Of course.
- I can!
- Yeah.
- No problem!
4. OK
Ok: Được rồi.
Ví dụ:
- Do you agree that we will go to the bar at 8 p.m? (Cậu có đồng ý rằng mình lên quán bar lúc 8 giờ tối nay không?)
- OK! See you! (Ừ. Hẹn gặp lại cậu!)
5. Sure – Yes sure là gì?
Sure là tính từ mang nghĩa chắc chắn làm gì hoặc chắn chắn điều gì sẽ xảy ra.
Ví dụ:
- Could you do me a favor? (Bạn có thể giúp tôi một việc không?)
- Sure (Được thôi).
6. Yep – Yep là gì
Yep là cách nói khác của yes. Nhưng yep thể hiện thái độ thân thiện và tự nhiên hơn so với yes. Bạn có thể sử dụng yep đối với bạn bè, những người thân quen, gần gũi với mình. Bên cạnh đó, âm bật p ở cuối giúp thể hiện niềm vui và sự hào hứng của người nói.
Ví dụ:
- Have you read this book before? (Bạn đã đọc cuốn sách này trước đây?)
- Yep. (Vâng)
7. Yeah
Tương tự với từ yeb, yeah thường được dùng khi trò chuyện với bạn bè hoặc những người thân thiết. Bắt đầu từ những năm 1980, mức độ phổ biến của từ này tăng vọt. Theo số liệu thống kê, nó tăng gấp 3 lần so với trước đó. Ngày nay, người ta vẫn dùng từ này để thay thế cho yes.
Đây là một trong những cách nói khác của yes được nhiều người trên thế giới áp dụng vào lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Tuy nhiên, yeb và yeah bạn chỉ nên dùng chúng khi trò chuyện với những người thân quen. Không nên nói trong tình huống nghiêm túc như trao đổi với sếp, cấp trên.
Ví dụ:
- You’ll be alright.
- Yeah. I know.
Xem thêm:
- Cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh
- Cách yêu cầu giúp đỡ lịch sự trong tiếng Anh
- Từ vựng tiếng Anh về Tình bạn hay và đầy đủ nhất
Làm thế nào để thuyết phục mọi người say Yes với ý kiến của bạn
Trong cuộc sống, không phải lúc nào bạn cũng có quan điểm giống với người khác. Vì thế, kỹ năng thuyết phục là một kỹ năng quan trọng để khiến người khác nghe và làm theo ý kiến của bạn.
1. Tạo được lòng tin nhất định nơi người khác
Điều này là một điều quan trọng nhất khi thuyết phục người khác. Giống như bạn, người nghe cũng sẽ tự hỏi liệu họ có nên tin tưởng bạn không. Mọi người cần cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn và với cách bạn đối xử với họ.
Họ sẽ tìm kiếm các sự kiểm nhận khách quan và chủ quan, hoặc các phương tiện xác nhận khác để quyết định xem họ có nên đặt niềm tin vào bạn hay không, thậm chị là nên tin nhiều hay ít.
Bạn là ai? Bạn là người uy tín hay không? Tính rõ ràng hoặc độ tin cậy của bạn về chủ đề này là gì? Điều gì khiến bạn trở thành một chuyên gia? Người nghe sẽ đặt ra hàng loạt câu hỏi khác nhau về bạn, và bạn phải nắm bắt được chúng ngay lúc đó bởi vì họ có thể sẽ không đến gần bạn và trực tiếp hỏi bạn bất kỳ câu hỏi nào trong số đó đâu.
Bạn nên biết rằng có một mối tương quan tích cực giữa niềm tin và ảnh hưởng, giữa niềm tin và sự thuyết phục.
Họ càng tin tưởng bạn, họ có thể mở lòng hơn và toàn tâm toàn ý làm theo những gì bạn nói. Xây dựng niềm tin là phương pháp tốt nhất giúp người khác tiếp cận tới những ý tưởng mới và khác biệt của bạn.
Nếu bạn không cho người nghe một lý do để tin tưởng bạn, thì đừng yêu cầu họ làm gì khác,thay đổi thái độ, ủng hộ bạn hoặc chấp nhận hoặc thực hiện các đề xuất hoặc đề xuất của bạn.
Trong thâm tâm họ chắc chắn đã loại bỏ bạn. Họ có thể vẫn đang trò chuyện với bạn, nhưng họ không nhận được lý do để tin tưởng bạn, thì chắc chắn bạn đã đánh mất cơ hội để hợp tác và trình bày ý tưởng của mình một cách hoàn hảo nhất.
2. Kỹ năng thuyết phục nắm bắt được sự tương đồng giữa bạn và người nghe
Bạn sẽ rất khó thuyết phục người khác nếu cứ khăng khăng chối bỏ ý kiến của họ và cứ nhất nhất cho rằng mình đúng.
Dù bạn chứng minh lý lẽ của mình thuyết phục đến đâu, bạn vẫn khiến người kia cay cú, bực dọc và khó có sự ưng ý nơi họ khi trò chuyện với bạn. Đồng ý một quan điểm nào đó trước khi đưa ra ý kiến của bạn và phản bác là một ứng xử thông minh.
Ví dụ bạn đang cố thuyết phục người nghe rằng có ngày tận thế 2012. Bạn nên bắt đầu lập luận của mình bằng cách “có thể anh thấy điều này hơi hoang đường, và bản thân tôi cũng từng cho ý nghĩ này điên rồ, nhưng một số bài báo uy tín cho thấy rằng điều này không phải là không có cơ sở…”
Như vậy sẽ thuyết phục hơn là “anh không tin thì tùy anh, nhưng một số tờ báo uy tín cũng đã khẳng định điều này rồi đấy…”.
3. Luôn có dẫn chứng đi kèm và lập luận chặt chẽ
Dù trong thuyết trình hay trong trò chuyện bình thường, khi muốn thuyết phục người khác bạn cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho luận điểm bạn muốn thuyết phục người nghe.
Ví dụ, nếu bạn muốn thuyết phục rằng ngày 21/12/2012 là ngày tận thế, thì bạn cần chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể.
Báo nào đã đăng, phân tích của chuyên gia có uy tín nào…?
Nên nhớ là ví dụ người nghe chỉ là một người bình thường, hãy đưa ra một tổ chức, một cơ quan mà nhiều người biết đến chứ không nên đưa tên riêng của ai đó, sự mơ hồ tên tuổi sẽ khiến cho họ khó tin vào điều bạn nói hơn.
Nếu bạn nói NASA đã có một phân tích cho thấy điều này có thể xảy ra… thì sẽ thuyết phục hơn là ông tiến sĩ ABC nào đó nhận định…
4. Thấu hiểu chính là bí quyết để thuyết phục
Khi bạn nói ra một điều gì đó, hãy quan sát khuôn mặt, phản ứng của người nghe. Nếu họ phản ứng tích cực nghĩa là bạn đã nói đúng và hãy thừa thắng xông lên. Nhưng nếu là phản ứng tiêu cực, hãy chầm chậm mà tìm cách rút ngắn bài thuyết trình lại.
Phản ứng của người nghe thường là hiệu ứng số đông nên dễ dàng nhận ra, bạn không nên lo lắng!
5. Gợi ý bằng thái độ đúng mực, thay vì ra lệnh
Đừng bao giờ ra lệnh, quát tháo theo kiểu: “Cô đừng ABC“, “Anh phải XYZ” với một thái độ thách thức. Bởi làm vậy, họ sẽ chẳng bao giờ nghe theo bạn. Kể cả có làm thì cũng làm trong tâm trạng bực bội, không hết lòng.
Thay vào đó, bạn nên dùng những câu mang tính gợi ý như: “Có lẽ anh sẽ muốn xem xét lại vấn đề này“, “Theo tôi, anh nên làm thế kia thì có lợi hơn cho anh“, “Cô nghĩ thế nào về việc này ?“, “Có lẽ chúng ta làm theo cách này sẽ tốt hơn“,…
Chẳng hạn, nếu muốn một nhân viên nào đó tham gia một dự án lớn, thay vì nói dự án này quan trọng với các sếp thế nào thì hãy nói rằng: “Đây có thể là một cơ hội tốt để anh rèn luyện khả năng và thăng tiến sau này“.
Bài viết trên Unia.vn đã cung cấp cho bạn 7 cách nói yes trong tiếng Anh. Bạn thấy đấy, có rất nhiều cách nói khác của “yes” phù hợp trong từng ngữ cảnh cụ thể. Thay vì nói “yes”, bạn có thể thay thế bằng “certainly, yeah, yep, by all means…” để thể hiện thái độ của mình.
Trong môi trường đi làm, một ngày bạn phải sử dụng rất nhiều từ “yes”. Nhưng hãy thay đổi nhiều cụm từ khác nhau để không khiến người nghe bị nhàm chán bạn nhé!