Business Ethics là gì? Các tiêu chí, đạo đức nghề nghiệp

Dù làm ở bất cứ ngành nghề nào, Business Ethics là điều thiết yếu phải có để trở thành một người thành công. Vậy, Business Ethics là gì? Vì sao cần có Business Ethics? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

1. Business Ethics là gì?

Business Ethics là gì? Business Ethics là đạo đức kinh doanh. Đây là một tập hợp gồm các nguyên tắc, chuẩn mực giúp điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Nói đơn giản, đây là đạo đức nghề nghiệp của những người làm kinh doanh.

Business Ethics là gì
Business Ethics là gì

Hiện nay, Business Ethics đang được đưa vào vận dụng trong hoạt động của tất cả các tổ chức kinh doanh, từ hộ gia đình đến công ty, xí nghiệp, tập đoàn.

2. Vì sao cần Business Ethics?

Để trở thành một người thành công, trước mắt bạn phải là người có đạo đức. Khi có đạo đức, bạn sẽ tạo được sự tin tưởng với mọi người xung quanh và có được nhiều cơ hội hơn.

Hơn nữa, đạo đức nghề nghiệp quan trọng vì chúng được tạo ra cho các tổ chức dựa trên các chuẩn mực xã hội. Dưới đây là một vài lý do vì sao đạo đức nghề nghiệp lại quan trọng

NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Dựa trên cùng một quy tắc, các thành viên trong tổ chức đều có thể được phát triển giống nhau

  • Xây dựng được một tổ chức theo cách chuyên nghiệp nhất có thể.
  • Tạo động lực làm việc nhóm và tăng sự gắn kết giữa các đồng nghiệp, các thành viên trong công ty.
  • Tạo ra một hệ thống cho từng ngành nghề, được gọi là quy tắc đạo đức.
  • Cung cấp lợi ích cá nhân và lợi ích nghề nghiệp thông qua việc điều chỉnh hành động và làm nổi bật những đức tính của nghề nghiệp.
  • Tăng hiệu suất công việc.
  • Tăng hiệu quả làm việc của đội nhóm.
  • Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.
  • Hạn chế tối đa các vấn đề pháp lý.
  • Hình thành các cá nhân tích cực, tạo môi trường làm việc văn minh.
  • tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp nơi công sở.
  • Dễ dàng hơn trong việc ra quyết định và chiến lược.

3. Đặc điểm của Business Ethics nơi công sở

Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở thể hiện ở những điểm sau:

Cách hành xử chuyên nghiệp

Hành xử chuyên nghiệp bao gồm tất cả những thứ từ ngoại hình đến hành động hay kể cả cách bạn thể hiện trong công việc: Ăn mặc phù hợp, cử xử đúng mực với đồng nghiệp và những người xung quan, không tham gia vào các tin đồn hay không tự ý nghỉ việc, không thay đổi giờ làm việc một cách ngẫu nhiên. 

Đặc điểm của Business Ethics nơi công sở
Đặc điểm của Business Ethics nơi công sở

Đặc biệt, hành xử chuyên nghiệp còn được thể hiện ở việc tôn trọng đồng nghiệp và luôn làm việc hướng tới hình ảnh trung thực, chăm chỉ.

Luôn luôn đúng giờ

Việc luôn luôn đúng giờ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong công việc. Bạn nên đến sớm trước giờ làm ít phút để chuẩn bị công việc và đảm bảo rằng khi đến giờ, bạn có thể sẵn sàng làm việc. 

Việc đi muộn có thể khiến mọi người nghĩ rằng bạn thiếu trách nhiệm với công việc. Ngoài ra, trong các cuộc hẹn, các cuộc họp hay các buổi hội nghị, hội thảo, bạn cũng không nên đến muộn.  

Xem thêm:

Hoàn thành công việc đúng hạn

Thay vì trì hoãn, những người có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn bắt tay vào xử lý công việc sớm nhất có thể. Không chỉ đảm bảo thời gian, họ còn đảm bảo về chất lượng công việc. Không một ai muốn công việc mình giao cho nhân viên được thực hiện một cách cẩu thả. Họ sẽ luôn ưu tiên một nhân viên có đạo đức và ý thức hơn một nhân viên giỏi.

Tập trung và kiên trì

Đây cũng là những phẩm chất dễ dàng được tìm thấy ở những người có đạo đức nghề nghiệp. Họ thường sẽ tập trung hoàn toàn vào công việc cho đến nó khi hoàn thiện một cách tốt nhất, ít sai sót nhất, tiết kiệm thời gian nhất và không bị gián đoạn.

Ngoài ra, việc rèn luyện tính kiên trì sẽ giúp bạn cải thiện khả năng duy trì làm việc chăm chỉ trong thời gian dài.

Có trách nhiệm

Có trách nhiệm trong công việc
Có trách nhiệm trong công việc – Business Ethics là gì

Có trách nhiệm với tất cả những công việc thuộc vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu của bạn thân cũng cũng là một yếu tố để đánh giá đạo đức nghề nghiệp. Nếu bạn là trưởng nhóm hoặc quản lý, có thể bạn không phải là người thực hiện tất cả các công việc nhưng bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho kết quả cuối cùng. 

4. Những ngành nào cần học Business Ethics?

Business Ethics là đạo đức nghề nghiệp của những người làm kinh doanh. Vì vậy, bất kỳ sinh viên nào theo học nhóm ngành kinh doanh đều cần phải học môn này để rèn luyện và trở thành một người vừa có tài, vừa có đức. Nhóm ngành đó gồm các chuyên ngành sau:

  • Quản trị kinh doanh (Business administration)
  • Kế toán (Accounting)
  • Tiếp thị (Marketing)
  • Tài chính (Finance)
  • Kinh doanh quốc tế (International business)
  • Quản trị nhân sự (Human resource management)
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Tourism service and Travel Management)
  • Quản lý dịch vụ y tế (Health services administration)
  • Hệ thống quản lý thông tin (Management information systems)
  • Quản lý và giám sát kinh doanh (Business administration and management)….

Xem thêm: Các tháng trong tiếng Anh

5. Nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp

Nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp có những nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp
Nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp – Business Ethics là gì
  • Nguyên tắc lợi ích: Đề cập đến quyền lợi và phẩm chất; và các hành động của chuyên gia được định hướng để duy trì hành vi có lợi đối với người yêu cầu dịch vụ và đối với xã hội nói chung.
  • Nguyên tắc tự chủ: Hướng đến sự tôn trọng và tự do của mỗi người, tìm kiếm sự cân bằng và công bằng như một quy tắc trong mối quan hệ đối tác; để không xảy ra xung đột lợi ích về lâu dài.
  • Nguyên tắc không làm hại: Dựa trên việc không được sử dụng bất kỳ hành vi nào để gây hại; nhân viên có nghĩa vụ không làm tổn hại đến những người giao dịch với họ theo bất kỳ hình thức nào
  • Nguyên tắc công bằng: Dựa trên ý thức xã hội của nghề nghiệp, nó theo đuổi cam kết của các ngành nghề để tìm kiếm lợi ích chung, thiết lập công lý và bình đẳng.

6. Phạm vi áp dụng đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh được áp dụng trong phạm vi cộng đồng, tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh như: Chính phủ, khách hàng, chủ sở hữu, đối tác, cộng đồng…

Như vậy, Unia.vn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Business Ethics là gì? Các nguyên tắc cơ bản và phạm vi áp dụng Business Ethics. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể hiểu rõ và biết cách vận dụng để trở thành một doanh nhân vừa có tài vừa có tâm nhé!

Banner launching Moore

Bình luận